Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Tiểu sử Taras Shevchenko


Taras Hryhorovych Shevchenko (tiếng Ukraina: Тарáс Григóрович Шевчéнко; 9 tháng 3 năm 1814 – 10 tháng 3 năm 1861) là thi hào dân tộc, họa sĩ, viện sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc Ukraina, người phát triển và hoàn thiện nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ukraina.

Cuộc đời
Taras Shevchenko sinh tại làng Moryntsi, châu Kiev, Đế quốc Nga (nay là tỉnh Cherkasy của Ukraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavel Engelhardt. Chín tuổi ông mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám “tiểu đồng” cần vụ của chủ. Sớm nhận ra những tài năng của cậu bé Taras, Pavel Engelhardt đã gửi cậu học vẽ cùng họa sĩ Jan Rustem ở Đại học Vilnius. Sau khi chuyển đến Saint Petersburg, Shevchenko được tiếp tục học vẽ bốn năm. Ngày 22 tháng 4 năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt để chuộc thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành sinh viên Học viện Mỹ thuật, trực tiếp theo học danh họa Karl Pavlovich Briullov.

Ngoài việc học vẽ ở Học viện Mỹ thuật, Shevchenko còn say mê sáng tác thơ ca. Tập thơ đầu tay nhỏ bé của Shevchenko có tên là Người hát rong (Kobzar) xuất bản năm 1840 nhờ tiền của một người bạn Ukraina của mình. Tập thơ nhỏ, chỉ với 8 bài thơ và trường ca này đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc Ukraina cũng như người đọc Nga.

Năm 1841, Shevchenko sáng tác bản trường ca lớn Haydamaky miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân 1768. Cũng như tập thơ đầu tay Người hát rong, bản trường ca Haydamaky đã thành công lớn. Tiếp theo xuất hiện những tác phẩm thơ ca khác đều có giá trị: Hamalya, Trizna, Giấc mơ  v.v.

Lưu đày
Năm 1845, Shevchenko tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, và trở về Ukraina bắt đầu làm việc tại ủy ban khảo cổ học. Vì giao du với các thành viên trí thức tiến bộ, đặc biệt là với nhà hoạt động xã hội Nicolay Kostmarov, tham gia Hội ái hữu Thánh Cyril và Methodius –một tổ chức chính trị hoạt động bí mật ở Kiev nhằm chống lại chế độ nông nô, Shevchenko đã bị bắt cùng 10 người khác trong tổ chức. Tất cả những người này phải chịu những hình phạt khác nhau vì tội tổ chức các hoạt động chính trị, trong đó Shevchenko bị hình phạt nặng nhất vì trường ca Giấc mơ đã châm biếm hoàng hậu. Shevchenko bị đầy đi làm lính trơn ở tiểu đoàn tiền phương Orenburg, bị cấm sáng tác và đã phải sống ở nơi lưu đày xa xôi hẻo lánh suốt mười năm ròng.

Các năm 1848 – 1849 Shevchenko được tham gia đoàn thám hiểm ở biển Aral. Với sự ưu ái của các sĩ quan ở đây, Shevchenko được tự do sáng tác và kết quả là có nhiều tác phẩm thơ cũng như hội họa được sáng tác trong thời kỳ này.

Thời kỳ sau khi ra tù
Sau khi Sa hoàng Aleksandr II lên ngôi, năm 1857, Shevchenko được trả tự do. Ông được trở về Nizhny Novgorod, sau đó về Sankt-Peterburg. Thời kỳ này Shevchenko tiếp tục viết, vẽ và tập hợp những sáng tác trong thời kỳ lưu đày.

Năm 1859 ông về thăm quê hương Ukraina. Ngày 2 tháng 9 năm 1860 Shevchenko được phong Viện sĩ của Viện hàn lâm Nghệ Thuật. Năm 1860, tại Saint Petersburg, Shevchenko cho xuất bản lại bản mới của tập thơ Kobzar.

Sau những năm tháng cơ cực tù đầy, Shevchenko có dự định trở về Ukraina sinh sống, đã có ý định mua đất làm nhà ở Ukraina và sẽ cưới vợ nhưng ông đã lâm bệnh hiểm nghèo. Buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1861, Taras Hryhorovych Shevchenko qua đời. Ông được chôn cất tại nghĩa trang Smolensky ở Saint Petersburg. 58 ngày sau đó, theo như Lời di chúc của Taras Shevchenko, hài cốt của ông được đem về an táng tại Đồi Chernecha (nay là Đồi Taras), thành phố Kaniv, tỉnh Cherkasy, bên sông Dnepr.


Di sản
Di sản văn học của Taras Shevchenko được coi nền tảng của văn học Ukraina, đến một mức độ lớn hơn, là nền tảng của ngôn ngữ Ukraina hiện đại. Taras Shevchenko là người đầu tiên nâng thơ ca Ukraina lên ngang tầm các nền thơ khác của châu Âu.

Taras Shevchenko trở thành biểu tượng của dân tộc Ukraina. Trong lịch sử văn học thế giới, tên tuổi của ông đứng ngang hàng với những thiên tài về ngôn ngữ như Pushkin, Goethe, Maeterlinck… Thơ của ông được dịch ra hơn hai trăm thứ tiếng của thế giới.

Ngoài thơ ca, Taras Shevchenko còn để lại một số lượng lớn các tác phẩm văn xuôi (phần nhiều được viết bằng tiếng Nga) và một số lượng lớn các tác phẩm hội họa có giá trị về mặt nghệ thuật.

Đặc điểm của thơ Taras Shevchenko
Di sản thơ ca của Taras Shevchenko là rất đồ sộ. Tuy nhiên, có thể nói rằng tất cả sức mạnh văn học của Shevchenko là ở tác phẩm “Người hát rong” (Kobzar). Nhìn bên ngoài, khối lượng của “Người hát rong” không lớn, nhưng nội dung bên trong lại là một tượng đài văn học phức tạp và phong phú: đấy là ngôn ngữ tiếng Ukraina trong lịch sử phát triển của nó, là chế độ nông nô và cuộc sống nhà binh khắc nghiệt cùng với những hoài niệm về ý chí tự do của phong trào Cô-dắc. Ở đây có một sự kết hợp tuyệt vời từ các ảnh hưởng: một mặt, từ ảnh hưởng của nhà triết học Ukraina, Hryhorii Skovoroda và từ những người hát rong dân gian, mặt khác – ảnh hưởng của Mickiewicz, Zhukovsky, Pushkin và Lermontov. Trong “Người hát rong” có vùng đất thánh Kiev, có vùng thảo nguyên Zaporoze, có cảnh điền viên của đời sống nông dân Ukraina bình dị – tất cả đấy là nguyên khí của quốc gia với những khía cạnh đặc sắc từ vẻ đẹp, vẻ trầm tư và nỗi buồn đặc trưng Ukraina. Thơ ca của Taras Shevchenko xuất phát từ thơ ca dân gian, gắn liền với sử thi Cô-dắc, với văn hóa cổ Ukraina và một phần văn hóa Ba Lan cũng như gần gũi với nhiều hình tượng trong “Câu chuyện về cuộc hành binh Igor”.

Tuy nhiên, thơ Shevchenko càng hay bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì khi dịch ra ngôn ngữ khác sẽ càng khó bấy nhiêu. Khó khăn lớn nhất trong việc nghiên cứu và dịch thơ Shevchenko ở chỗ là thơ ông thấm đượm tinh thần dân tộc, hòa quyện chặt chẽ với lời ru tiếng hát, với ngôn ngữ dân gian. Trong thơ ông hầu như không thể xác định được ở đâu là nơi thơ ca dân gian Ukraina kết thúc và ở đâu là nơi bắt đầu sáng tạo riêng của Shevchenko. Đây lại là trở ngại chính trong việc dịch thơ Taras Shevchenko ra các ngôn ngữ khác (trừ các ngôn ngữ thuộc nhóm Slavơ), đặc biệt là khi dịch ra tiếng Việt.


Dịch ra tiếng Việt
Thơ Taras Shevchenko lần đầu tiên được nhà thơ Tế Hanh dịch 2 bài ra tiếng Việt qua tiếng Pháp từ năm 1959. Năm 1961, kỷ niệm 100 ngày mất của nhà thơ, báo Văn học đăng một số bài thơ do Thúy Toàn và Nguyễn Xuân Sanh dịch từ tiếng Nga và tiếng Pháp. Kể từ đó, thơ của ông được một số người khác trích hoặc phỏng dịch qua các ngôn ngữ trung gian và đã đăng trên các báo, tạp chí của Việt Nam, tuy nhiên có thể nói rằng các bản dịch này có số lượng ít ỏi và chất lượng thì còn khoảng cách với tinh thần của thơ Taras Shevchenko.

Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 190 năm ngày sinh Taras Shevchenko, Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản cuốn Thơ Taras Shevchenko gồm 36 bài thơ cùng với lời giới thiệu của ngài Pavlo Sultansky – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ukraina tại Việt Nam.  Đây là quyển Thơ Taras Shevchenko được Nguyễn Viết Thắng dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Ukraina sang tiếng Việt.

Năm 2012, Hội Nhà văn Việt Nam in cuốn “Thơ Taras Shevchenko” gồm phần 1: 36 bài thơ in song ngữ Ukraina – Việt và phần 2: tập hợp tất cả các lần giới thiệu Taras Shevchenko tại Việt Nam kể từ năm 1959 cùng với phần dịch cũng như trích dịch, phỏng dịch thơ Shevchenko sang tiếng Việt.

Hiện nay Nguyễn Viết Thắng đang thực hiện dự án “Taras Shevchenko – 150 bài thơ và trường ca”. Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 bài được dịch ra tiếng Việt, trong số này có những tập thơ quan trọng như “Người hát rong”, “Thơ viết trong tù”… hay các trường ca nổi tiếng như “Katerina”, “Haydamaky”… đã được dịch ra tiếng Việt.



Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Taras Shevchenko - TIỂU SỬ


Taras Hryhorovych Shevchenko (tiếng Ukraina: Тарáс Григóрович Шевчéнко; 9 tháng 3 năm 1814 – 10 tháng 3 năm 1861) là Đại thi hào dân tộc, họa sĩ, viện sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc Ukraina, người phát triển và hoàn thiện nền văn học mới và ngôn ngữ mới của Ukraina.

Taras Shevchenko sinh tại làng Moryntsy, châu Kiev, Đế quốc Nga (nay là tỉnh Cherkasy của Ukraina). Là con một gia đình nông nô, cũng như cả gia đình mình, Taras là sở hữu của địa chủ Pavlo Engelhardt. Chín tuổi ông mồ côi mẹ, ba năm sau mồ côi cha, vì thế từ nhỏ Taras đã phải lao động vất vả chăn dắt gia súc ngoài đồng cỏ. Mười lăm tuổi Taras được xung vào đám "tiểu đồng" cần vụ của chủ. Sớm nhận ra những tài năng của cậu bé Taras, Pavel Engelhardt đã gửi cậu học vẽ cùng họa sĩ Jan RustemĐại học Vilnius. Sau khi chuyển đến Saint Petersburg, Shevchenko được tiếp tục học vẽ bốn năm. Ngày 22 tháng 4 năm 1838, chàng trai Taras được một số văn nghệ sĩ Nga bỏ tiền ra trả cho địa chủ Engelhardt để chuộc thành người tự do. Taras Shevchenko trở thành sinh viên Học viện Mỹ thuật, trực tiếp theo học danh họa Karl Pavlovich Briullov.

Ngoài việc học vẽ ở Học viện Mỹ thuật, Shevchenko còn say mê sáng tác thơ ca. Tập thơ đầu tay nhỏ bé của Shevchenko có tên là Người hát rong (Kobzar) xuất bản năm 1840 nhờ tiền của một người bạn Ukraina của mình. Tập thơ nhỏ, chỉ với 8 bài thơ và trường ca này đã gây một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc Ukraina cũng như người đọc Nga.


Năm 1841, Shevchenko sáng tác bản trường ca lớn Haydamaky miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân 1768. Cũng như tập thơ đầu tay Người hát rong, bản trường ca Haydamaky đã thành công lớn. Tiếp theo xuất hiện những tác phẩm thơ ca khác đều có giá trị: Hamalya, Trizna, Giấc mơ v.v.

Năm 1845, Shevchenko tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, và trở về Ukraina bắt đầu làm việc tại ủy ban khảo cổ học. Vì giao du với các thành viên trí thức tiến bộ, đặc biệt là với nhà hoạt động xã hội Nicolay Kostmarov, tham gia Hội ái hữu Thánh Cyril và Methodius – một tổ chức chính trị hoạt động bí mật ở Kiev nhằm chống lại chế độ nông nô, Shevchenko đã bị bắt cùng 10 người khác trong tổ chức. Tất cả những người này phải chịu những hình phạt khác nhau vì tội tổ chức các hoạt động chính trị, trong đó Shevchenko bị hình phạt nặng nhất vì trường ca Giấc mơ đã châm biếm hoàng hậu. Shevchenko bị đầy đi làm lính trơn ở tiểu đoàn tiền phương Orenburg, bị cấm sáng tác và đã phải sống ở nơi lưu đày xa xôi hẻo lánh suốt mười năm ròng.

Các năm 1848 – 1849 Shevchenko được tham gia đoàn thám hiểm ở biển Aral. Với sự ưu ái của các sĩ quan ở đây, Shevchenko được tự do sáng tác và kết quả là có nhiều tác phẩm thơ cũng như hội họa được sáng tác trong thời kỳ này.

Sau khi Sa hoàng Aleksandr II lên ngôi, năm 1857, Shevchenko được trả tự do. Ông được trở về Nizhny Novgorod, sau đó về Sankt-Peterburg. Thời kỳ này Shevchenko tiếp tục viết, vẽ và tập hợp những sáng tác trong thời kỳ lưu đày.

Năm 1859 ông về thăm quê hương Ukraina. Ngày 2 tháng 9 năm 1860 Shevchenko được phong Viện sĩ của Viện hàn lâm Nghệ thuật. Năm 1860, tại Saint Petersburg, Shevchenko cho xuất bản lại bản mới của tập thơ Người hát rong (Kobzar).

Sau những năm tháng cơ cực tù đầy, Shevchenko có dự định trở về Ukraina sinh sống, đã có ý định mua đất làm nhà ở Ukraina và sẽ cưới vợ nhưng ông đã lâm bệnh hiểm nghèo. Buổi sáng ngày 10 tháng 3 năm 1861, Taras Hryhorovych Shevchenko qua đời.

Ông được chôn cất tại nghĩa trang Smolensky ở Saint Petersburg. 58 ngày sau đó, theo như Lời di chúc của Taras Shevchenko, hài cốt của ông được đem về an táng tại Đồi Chernecha (nay là Đồi Taras), thành phố Kaniv, tỉnh Cherkasy, bên sông Dnepr.

Di sản văn học của Taras Shevchenko được coi là nền tảng của văn học Ukraina, và đến một mức độ lớn hơn, là nền tảng của ngôn ngữ Ukraina hiện đại. Taras Shevchenko là người đầu tiên nâng thơ ca Ukraina lên ngang tầm các nền thơ khác của châu Âu.

Taras Shevchenko trở thành biểu tượng của dân tộc Ukraina. Trong lịch sử văn học thế giới, tên tuổi của ông đứng ngang hàng với những thiên tài về ngôn ngữ như Pushkin, Goethe, Maeterlinck... Thơ của ông được dịch ra hơn hai trăm thứ tiếng của thế giới.

Ngoài thơ ca, Taras Shevchenko còn để lại một số lượng lớn các tác phẩm văn xuôi (phần nhiều được viết bằng tiếng Nga) và một số lượng lớn các tác phẩm hội họa có giá trị về mặt nghệ thuật.


Di sản thơ ca của Taras Shevchenko là rất đồ sộ. Tuy nhiên, có thể nói rằng tất cả sức mạnh văn học của Shevchenko là ở tác phẩm Người hát rong (Kobzar). Nhìn bên ngoài, khối lượng của Người hát rong không lớn, nhưng nội dung bên trong lại là một tượng đài văn học phức tạp và phong phú: đấy là ngôn ngữ tiếng Ukraina trong lịch sử phát triển của nó, là chế độ nông nô và cuộc sống nhà binh khắc nghiệt cùng với những hoài niệm về ý chí tự do của phong trào Cô-dắc. Ở đây có một sự kết hợp tuyệt vời từ các ảnh hưởng: một mặt, từ ảnh hưởng của nhà triết học Ukraina, Hryhorii Skovoroda và từ những người hát rong dân gian, mặt khác – ảnh hưởng của Mickiewicz, Zhukovsky, PushkinLermontov. Trong Người hát rong có vùng đất thánh Kiev, có vùng thảo nguyên Zaporizhia, có cảnh điền viên của đời sống nông dân Ukraina bình dị – tất cả đấy là nguyên khí của quốc gia với những khía cạnh đặc sắc từ vẻ đẹp, vẻ trầm tư và nỗi buồn đặc trưng Ukraina. Thơ ca của Taras Shevchenko xuất phát từ thơ ca dân gian, gắn liền với sử thi Cô-dắc, với văn hóa cổ Ukraina và một phần văn hóa Ba Lan cũng như gần gũi với nhiều hình tượng trong Câu chuyện về cuộc hành binh Igor.

Tuy nhiên, thơ Shevchenko càng hay bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì khi dịch ra ngôn ngữ khác sẽ càng khó bấy nhiêu. Khó khăn lớn nhất trong việc nghiên cứu và dịch thơ Shevchenko ở chỗ là thơ ông thấm đượm tinh thần dân tộc, hòa quyện chặt chẽ với lời ru tiếng hát, với ngôn ngữ dân gian. Trong thơ ông hầu như không thể xác định được ở đâu là nơi thơ ca dân gian Ukraina kết thúc và ở đâu là nơi bắt đầu sáng tạo riêng của Shevchenko. Đây lại là trở ngại chính trong việc dịch thơ Taras Shevchenko ra các ngôn ngữ khác (trừ các ngôn ngữ thuộc nhóm Slavơ), đặc biệt là khi dịch ra tiếng Việt.

Thơ Taras Shevchenko lần đầu tiên được nhà thơ Tế Hanh dịch 2 bài ra tiếng Việt qua tiếng Pháp từ năm 1959. Năm 1961, kỷ niệm 100 ngày mất của nhà thơ, báo Văn học đăng một số bài thơ do Thúy Toàn và Nguyễn Xuân Sanh dịch từ tiếng Ngatiếng Pháp. Kể từ đó, thơ của ông được một số người khác trích hoặc phỏng dịch qua các ngôn ngữ trung gian và đã đăng trên các báo, tạp chí của Việt Nam, tuy nhiên có thể nói rằng các bản dịch này có số lượng ít ỏi và chất lượng thì còn khoảng cách với tinh thần của thơ Taras Shevchenko.

Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 190 năm ngày sinh Taras Shevchenko, Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản cuốn Thơ Taras Shevchenko gồm 36 bài thơ cùng với lời giới thiệu của ngài Pavlo Sultansky – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ukraina tại Việt Nam. Đây là quyển Thơ Taras Shevchenko được Nguyễn Viết Thắng dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Ukraina sang tiếng Việt.

Năm 2012, Hội Nhà văn Việt Nam in cuốn Thơ Taras Shevchenko gồm phần 1: 36 bài thơ in song ngữ Ukraina – Việt và phần 2: tập hợp tất cả các lần giới thiệu Taras Shevchenko tại Việt Nam kể từ năm 1959 cùng với phần dịch cũng như trích dịch, phỏng dịch thơ Taras Shevchenko sang tiếng Việt.




T. Shevchenko - Người hát rong


Người hát rong (tiếng Ukraina: Кобзар) là tên một tập thơ của Đại thi hào dân tộc Ukraina Taras Shevchenko in lần đầu tiên vào năm 1840 ở Saint Petersburg với sự giúp đỡ của Yevhen Pavlovych Hrebinka. Ấn bản đầu tiên này gồm 8 bài thơ: Перебендя (Perebendya), Катерина (Katerina), Тополя (Cây dương), Думка (Ý nghĩ) - Нащо мені чорні брови (Cặp lông mày đen mà có ai cần), До Основ'яненка (Gửi Osnovyanenko), Іван Підкова (Ivan Pidkova), Тарасова ніч (Đêm Taras) và Думи мої, думи мої, лихо мені з вами (Những ý nghĩ của ta, thật khổ với các người). Sau khi tập thơ này ra đời người ta bắt đầu gọi Taras Shevchenko là "Người hát rong" và chính Taras Shevchenko cũng bắt đầu dùng bút danh "Kobzar Darmogray" trong một số tác phẩm của mình.

Tập thơ này được tái bản 2 lần khi tác giả còn sống vào các năm 1844 và 1860. Lần tái bản thứ nhất lấy tên Чигиринський Кобзар (Người hát rong Chyhyrynskyi) với phần phụ lục là trường ca Гайдамаки (Haidamaki). Lần tái bản thứ hai năm 1860 được mạnh thường quân Platon Simirenko tài trợ 1.100 rúp. Lần tái bản này gồm 17 bài thơ và ảnh chân dung của Taras Shevchenko.

Năm 1861 tập thơ Người hát rong được in trong tạp chí "Osnova" từng phần, cả trước và sau ngày mất của Taras Shevchenko. Kể từ đó, tập thơ được tái bản rất nhiều lần.

Chỉ tính đến năm 1985, ở Ukraina tập thơ này đã được tái bản tới 124 lần với số lượng hơn 8 triệu bản. Nhiều bài thơ trong tập này được dịch ra hơn 100 thứ tiếng trên thế giới.

Tập thơ này đã được Nguyễn Viết Thắng dịch đầy đủ cả tám bài thơ và trường ca ra tiếng Việt trong khuôn khổ của dự án "Taras Shevchenko – 150 bài thơ và trường ca", bao gồm những tác phẩm quan trọng nhất của Taras Shevchenko và là những tác phẩm chưa in trong cuốn "Thơ Taras Shevchenko" xuất bản năm 2004, tái bản năm 2012.


Ý NGHĨ

Những ý nghĩ của tôi ơi
Thật khổ với các người!
Tại vì sao trên trang giấy
Các người chau mày cả dãy?
Vì sao gió chẳng xua các người đi
Thành bụi ra ngoài khoảng không kia?
Và tại vì sao nỗi khổ
Không ngủ hằng đêm như con trẻ?...

Vì rằng nỗi khổ sinh ra ý nghĩ trên trần gian
Những giọt nước mắt tuôn… sao không làm cho ngập
Không mang ra biển cả… không làm cho xói mòn
Để sẽ không ai hỏi tại vì sao đau trong ngực
Và tại vì sao tôi đi rủa nguyền số kiếp
Vì sao mỏi mệt… “Chỉ vô công rồi nghề”.
Để không ai phải nói cười cho…

Hỡi những nụ hoa, con trẻ của tôi ơi
Tôi yêu mến, giữ gìn để làm gì cơ chứ
Có phải một con tim đang khóc nơi trần thế
Như tôi đã khóc với các người?... Thử đoán coi?...

Có thể có một trái tim thiếu nữ
Sẽ có một đôi mắt nai
Sẽ khóc lên với các người
Nhiều hơn thế - tôi không muốn
Chỉ giọt lệ từ đôi mắt nai rơi xuống
Là chúa tể của muôn loài
Hỡi những ý nghĩ của tôi ơi
Thật khổ với các người!

Vì đôi mắt nai thiếu nữ
Vì cặp lông mày đen
Con tim mạnh mẽ gióng lên
Tuôn ra bằng từ ngữ
Trong ngôn từ này đã có
Đã có bóng tối của đêm
Có vườn anh đào tươi xanh
Và có những đôi mắt sáng tỏ
Những cánh đồng và đồi mộ cổ
Là những thứ ở Ukraina…
Con tim đờ đẫn, tái tê
Không muốn hát nơi đất khách.
Và lời khuyên Cô-dắc
Cùng với vòng giáo, kim ve
Ở nơi này trắng tuyết
Con tim không muốn gọi về…
Thà cứ để ở Ukraina
Những linh hồn trú ẩn
Niềm vui nơi đồng ruộng
Bất tận đến bao la
Như tự do đã đi qua
Đnhép mênh mông như biển cả
Thảo nguyên và ghềnh đá
Mộ cổ và núi non
Ở nơi đó đã khơi nguồn
Ý chí và tự do Cô-dắc
Ở đó là nơi xác giặc
Chất thành đống trên đồng.
Nhưng người Cô-dắc giờ yên nghỉ
Trong những nấm mồ con.
Trên nấm mồ con đại bàng đen
Bay vòng như người lính gác
Những người hát rong qua câu hát
Kể chuyện với nhân dân
Kể về những gì đã từng
Những kẻ mắt mù, rách nát
Họ hát lên… còn tôi đây khóc
Tôi chỉ biết khóc thôi mà
Tôi chỉ khóc cho Ukraina
Nhưng mà lời không hề đủ…
Mà về nỗi khổ… thì
Ai mà không biết nó!...
Còn ai đang nhìn chăm chú
Vào con người bằng cả tấm lòng
Thì địa ngục ở cõi trần gian
Là ở đó…

Một nỗi buồn
Vì không biết cách làm cho mình hạnh phúc
Nhưng nếu như đó là số kiếp
Thì hãy để cho nghèo khó sống ba ngày
Rồi tôi sẽ đem chôn xuống đất
Tôi sẽ đem chôn, và cứ mặc
Cho nỗi buồn ngự trị ở trong tim
Để cho kẻ thù của tôi không nhìn
Thấy tiếng cười của bao cái ác.
Mặc cho ý nghĩ như quạ khoang
Bay đi và sẽ kêu lên
Còn con tim bằng giọng oanh vàng
Khóc lên và thỏ thẻ
Lặng lẽ - để không ai nhìn thấy
Và chẳng ai cười chê…
Xin đừng chùi nước mắt của tôi đi
Mà hãy để cho dòng suối lệ
Chảy lên miền đất xa lạ
Cả đêm cũng như ngày
Một khi cha đạo còn chưa
Rắc cát lạ lên đôi mắt.
Đành vậy thôi… biết làm sao được
Làm sao giấu được nỗi buồn.
Còn ai ganh tỵ với kẻ cô đơn
Xin Ngài hãy ra tay trừng phạt!

Những ý nghĩ của tôi ơi
Những nụ hoa, những con trẻ của tôi
Tôi gìn giữ các người, tôi nuôi lớn
Ở nơi này không có chỗ nào đâu
Mà hãy đi về quê mẹ thân yêu
Về quê hương Ukraina yêu dấu
Làm những đứa trẻ cô đơn sau bờ giậu
Còn tôi sẽ chết ở nơi này.
Các người sẽ tìm ra trái tim chân thật
Sẽ tìm ra những lời nói chân thành
Và các người sẽ tìm ra sự thật
Và có thể là tìm thấy vinh quang…

Hãy đón chào, hỡi đất mẹ quê hương
Quê hương Ukraina thân thiết
Xin hãy nhận những đứa con của tôi dại dột
Như đứa con trai ruột thịt của mình!
[1839]

ДУМКА

Думи мої, думи мої,
Лихо мені з вами!
Нащо стали на папері
Сумними рядами?..
Чом вас вітер не розвіяв
В степу, як пилину?
Чом вас лихо не приспало,
Як свою дитину?..

Бо вас лихо на світ на сміх породило,
Поливали сльози... Чом не затопили,
Не винесли в море, не розмили в полі?
Не питали б люди, що в мене болить,
Не питали б, за що проклинаю долю,
Чого нужу світом? «Нічого робить», —
Не сказали б на сміх...

Квіти мої, діти!
Нащо вас кохав я, нащо доглядав?
Чи заплаче серце одно на всім світі,
Як я з вами плакав?.. Може, і вгадав...

Може, найдеться дівоче
Серце, карі очі,
Що заплачуть на сі думи —
Я більше не хочу...
Одну сльозу з очей карих —
І... пан над панами!..
Думи мої, думи мої!
Лихо мені з вами!

За карії оченята,
За чорнії брови
Серце рвалося, сміялось,
Виливало мову,
Виливало, як уміло,
За темнії ночі,
За вишневий сад зелений,
За ласки дівочі...
За степи та за могили,
Що на Україні,
Серце мліло, не хотіло
Співать на чужині...
Не хотілось в снігу, в лісі,
Козацьку громаду
З булавами, з бунчугами
Збирать на пораду...
Нехай душі козацькії
В Украйні витають —
Там широко, там весело
Од краю до краю...
Як та воля, що минулась,
Дніпр широкий — море,
Степ і степ, ревуть пороги,
І могили — гори.
Там родилась, гарцювала
Козацькая воля;
Там шляхтою, татарами
Засівала поле,
Засівала трупом поле,
Поки не остило...
Лягла спочить... А тим часом
Виросла могила,
А над нею орел чорний
Сторожем літає,
І про неї добрим людям
Кобзарі співають,
Все співають, як діялось,
Сліпі небораки,
Бо дотепні... А я... А я
Тілько вмію плакать,
Тілько сльози за Украйну...
А слова — немає...
А за лихо... Та цур йому!
Хто його не знає!..
А надто той, що дивиться
На людей душою —
Пекло йому на сім світі,
А на тім...

Журбою
Не накличу собі долі,
Коли так не маю.
Нехай злидні живуть три дні —
Я їх заховаю,
Заховаю змію люту
Коло свого серця,
Щоб вороги не бачили,
Як лихо сміється...
Нехай думка, як той ворон,
Літає та кряче,
А серденько соловейком
Щебече та плаче
Нишком — люди не побачуть,
То й не засміються...
Не втирайте ж мої сльози,
Нехай собі ллються,
Чуже поле поливають
Щодня і щоночі,
Поки, поки... не засиплють
Чужим піском очі...
Отаке-то... А що робить?
Журба не поможе.
Хто ж сироті завидує —
Карай того, Боже!

Думи мої, думи мої,
Квіти мої, діти!
Виростав вас, доглядав вас —
Де ж мені вас діти?..
В Україну ідіть, діти!
В нашу Україну,
Попідтинню, сиротами,
А я тут загину.
Там найдете щире серце
І слово ласкаве,
Там найдете щиру правду,
А ще, може, й славу...

Привітай же, моя ненько!
Моя Україно!
Моїх діток нерозумних,
Як свою дитину. 



PEREBENDYA

Perebendya mắt mù, già cả
Ai mà chẳng biết ông
Chơi đàn Kobza cổ
Và khắp chốn lang thang.
Mà ai người chơi đàn
Thì người ta luôn nhớ
Giúp họ xua nỗi buồn
Dù đời ông vẫn khổ.
Nhà cửa ông chẳng có
Số phận thật éo le
Ngày nắng hay đêm mưa
Bên bờ rào trú ngụ
Ông nghèo hèn, già cả
Dù đêm cũng như ngày
Vẫn hát bài xưa cũ:
“Đừng xào xạc, sồi ơi!”
Ông hát và ông nhớ
Rằng ông kẻ đơn côi
Rầu rĩ và chau mày
Khi ngồi bên bờ giậu.

Perebendya là thế
Già cả mà lạ lùng
Những bài hát dân gian
Mở ra và khép lại.
Hát cho các cô gái
Nghe những điệu dân ca
Lời hát từ xa xưa
Nghe lời ca muốn nhảy.
Cho người trong quán rượu
Bài hát về cây dương
Về cây liễu trên đồng
Sự tích từ Kinh Thánh.
Sau đó bài “Trong rừng
Thật buồn bã, đau thương
Nghe mà rơi nước mắt
Khi nghe bài về Sich
Thời oanh liệt không còn
Perebendya lạ lùng
Perebendya già kiết
Mở đầu – tiếng cười vang
Kết thúc bằng nước mắt.

Cơn gió gào, gió thét
Gió phiêu bạt trên đồng
Trên mộ người hát rong
Ôm cây đàn vẫn hát.
Như biển xanh, xanh ngắt
Thảo nguyên màu thẫm xanh
Đồi con tiếp đồi con
Trải dài theo tầm mắt.
Ông già râu tóc bạc
Để ngọn gió vuốt ve
Gió dường như lắng nghe
Những lời ông già hát.

Như con tim cười, ông già mù khóc…
Gió lắng nghe và rồi gió bay đi
Giấu mình về chốn xa kia
Trên đồi mộ cổ, để không ai nhìn thấy
Để những lời trên đồng bay theo gió
Để con người không nghe ra – bởi lời của Chúa
Thì con tim sẽ trò chuyện với Ngài
Nói huyên thiên về vinh quang của Chúa
Còn ý nghĩ thì theo ánh sáng lên mây
Như đôi cánh đại bàng giữa không trung bay liệng
Giữa bầu trời rộng mênh mông, xanh thắm
Bay lên cao, bay đến hỏi mặt trời
Mặt trời ngủ ở đâu, thức dậy ra sao?
Và lắng nghe biển trong tiếng rì rào
Và hỏi núi đồi: vì sao im lặng?
Rồi lại lên trời – vì mặt đất đau đớn
Trên mặt đất này không có chỗ cho ai
Người bằng con tim thấu hiểu cuộc đời
Nghe biển nói, biết nơi vầng dương ngủ
Thì người ấy không còn nơi trú ngụ
Và cô đơn như vầng dương giữa bầu trời
Và có biết bao điều tiếng của người đời
Giá mà họ biết rằng ông là người đơn lẻ
Hát ở trên mồ, trò chuyện cùng biển cả
Thì họ đã cười những lời của Chúa từ lâu
Họ gọi ông là ngớ ngẩn và đuổi cho mau:
“Cứ mặc ông lang thang với trời và biển cả!”

Hỡi người hát rong già cả của tôi ơi
Xin người hãy cứ làm như vậy nhé
Xin người cứ đi ra ngôi mộ cổ
Hãy ca hát, hãy chuyện trò
Cùng mây, với gió
Và hãy hát cho đến một ngày
Con tim còn chưa ngủ yên trong mộ
Hãy hát ở nơi vắng vẻ xa xôi
Và để cho người đời không xa lạ
Đôi khi xin người hãy bao dung
Hãy làm theo ý của quí ông
Bởi người ta giàu có!

Perenbendya là như thế đó
Già cả và thật lạ lùng
Mở đầu hát cuộc tân hôn
Kết thúc bằng buồn khổ.
[1839]

Перебендя

Перебендя старий, сліпий —
Хто його не знає?
Він усюди вештається
Та на кобзі грає.
А хто грає, того знають
І дякують люде:
Він їм тугу розганяє,
Хоть сам світом нудить.
Попідтинню сіромаха
І днює й ночує;
Нема йому в світі хати;
Недоля жартує
Над старою головою,
А йому байдуже...
Сяде собі, заспіває:
«Ой не шуми, луже!»
Заспіває та й згадає,
Що він сиротина,
Пожуриться, посумує,
Сидячи під тином.

Отакий-то Перебендя,
Старий та химерний!
Заспіває про Чалого 
На Горлицю зверне;
З дівчатами на вигоні —
Гриця та веснянку,
А у шинку з парубками —
Сербина, Шинкарку,
З жонатими на бенкеті
(Де свекруха злая) —
Про тополю, лиху долю,
А потім — У гаю;
На базарі — про Лазаря,
Або, щоб те знали,
Тяжко-важко заспіває,
Як Січ руйновали.
Отакий-то Перебендя,
Старий та химерний!
Заспіває, засміється,
А на сльози зверне.

Вітер віє-повіває,
По полю гуляє.
На могилі кобзар сидить
Та на кобзі грає.
Кругом його степ, як море
Широке, синіє:
За могилою могила,
А там — тілько мріє.
Сивий ус, стару чуприну
Вітер розвіває;
То приляже та послуха,
Як кобзар співає,

Як серце сміється, сліпі очі плачуть...
Послуха, повіє...
Старий заховавсь
В степу на могилі, щоб ніхто не бачив,
Щоб вітер по полю слова розмахав,
Щоб люде не чули, бо то Боже слово,
То серце по волі з Богом розмовля,
То серце щебече Господнюю славу,
А думка край світа на хмарі гуля.
Орлом сизокрилим літає, ширяє,
Аж небо блакитне широкими б’є;
Спочине на сонці, його запитає,
Де воно ночує, як воно встає;
Послухає моря, що воно говорить,
Спита чорну гору: чого ти німа?
І знову на небо, бо на землі горе,
Бо на їй, широкій, куточка нема
Тому, хто все знає, тому, хто все чує:
Що море говорить, де сонце ночує —
Його на сім світі ніхто не прийма;
Один він між ними, як сонце високе,
Його знають люде, бо носить земля;
А якби почули, що він, одинокий,
Співа на могилі, з морем розмовля, —
На Божеє слово вони б насміялись,
Дурним би назвали, од себе б прогнали.
“Нехай понад морем, сказали б, гуля!”

Добре єси, мій кобзарю,
Добре, батьку, робиш,
Що співати, розмовляти
На могилу ходиш!
Ходи собі, мій голубе,
Поки не заснуло
Твоє серце, та виспівуй,
Щоб люде не чули.
А щоб тебе не цурались,
Потурай їм, брате!
Скачи, враже, як пан каже:
На те він багатий.

Отакий-то Перебендя,
Старий та химерний!
Заспіває весільної,
А на журбу зверне.


[1839,  С.-Петербург]