Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Người hát rong - Katerina


3=KATERINA

Tặng Vasily Andreyevich Zhukovsky,
kỷ niệm ngày 22 tháng 4 năm 1838

I
Hỡi những cô gái mắt đen
Em hãy yêu, nhưng đừng yêu lính nhé
Quan lính Sa hoàng – những người xa lạ
Họ chỉ làm khổ các em.
Chỉ tiêu khiển đùa chơi rồi bỏ
Về Nga, không nhớ cả cái tên
Để mặc cho cô gái trẻ
Đau khổ, chết trong nỗi buồn
Nguyền rủa số kiếp của mình
Và đôi khi còn làm khổ
Cả người mẹ của em.
Nếu đáng vì điều gì đó
Mà hành hạ con tim
Khi thiên hạ không hiểu
Thì người ta đâu có xót thương.
Hãy yêu, những cô gái mắt đen
Nhưng em hãy đừng yêu lính nhé
Quan lính Sa hoàng –
Những người xa lạ
Họ chỉ cười nhạo các em.

Cả mẹ và cha đẻ ra mình
Katerina không chịu nghe ai cả
Nàng đi yêu chàng lính trẻ
Theo tiếng gọi của trái tim.
Nàng đi ra khu vườn
Hẹn hò cùng chàng lính
Một khi còn chưa hối hận
Và đời con gái của mình.
Mẹ gọi về ăn cơm
Nhưng cô con gái không nghe thấy
Hễ nơi nao gặp gỡ với người tình
Là nơi cô ngủ lại.
Không chỉ một hai đêm
Cô gặp gỡ với người yêu dấu
Cho đến một ngày tiếng xấu
Loan đi khắp cả ngôi làng
Nhưng mặc cho thiên hạ xì xầm
Họ nói điều gì muốn nói
Nàng đang yêu
Nàng không nghe thấy
Tình là dang dở, tình là đau thương.
Rồi ngay sau đó có tin
Về một cuộc hành quân.
Chàng lính trẻ đi sang Thổ
Người ta lấy vuông vải nhỏ
Buộc lên đầu Katerina
Giống như người vợ trẻ
Chờ chồng cất bước đường xa
Và trong nước mắt nhạt nhòa
Chàng trai mắt đen đã hứa
Rằng chàng sẽ quay về.
Katerina, em hãy đợi chờ!
Chờ đến một ngày tái ngộ
Em sẽ về với Mạc Tư Khoa.
Còn bây giờ cứ mặc người ta
Nói điều gì họ muốn
Em hãy vui lên
Hãy xua đi dòng nước mắt
Bởi vì các cô gái ngoài đường
Thiếu em, người ta vẫn hát.

Katerina không buồn
Nàng lau khô dòng nước mắt
Và cứ hằng đêm, hằng đêm
Nàng mang xô đi gánh nước.
Để cho thiên hạ khỏi nhìn
Nàng bước thật nhẹ, thật êm
Khi đến gần giếng nước
Nàng đứng bên cây kim ngân
Và nàng cất lên tiếng hát
Bài dân ca nàng hát
Kim ngân nghe cũng xót thương
Nàng trở về và thấy mừng
Vì không ai nhìn thấy cả.
Katerina chẳng u sầu
Nàng nào có biết gì đâu
Nàng đội chiếc khăn mới
Nhìn qua cửa sổ và chờ đợi
Katerina đợi chờ
Rồi nửa năm trôi qua
Katerina bị bệnh
Nàng nhìn khắp bốn hướng
Nàng thở khò khè
Nhìn về phía bếp lò
Chiếc nôi kêu cót két
Những người láng giềng ác độc
Trò chuyện với mẹ cô:
“Cái anh chàng người Nga
Không uổng công chàng vậy
Mà chị có cô con gái
Xinh đẹp và nết na
Cô sẽ sắp nuôi dạy
Một đứa trẻ lính Nga
Tìm được – ước thấy
Có phải chị dạy cô ta?...”
Dù sao cũng mong
Dù miệng người trần thế
Dù khó khăn nghèo khổ
Vẫn mẹ tròn con vuông.

Ôi Katerina của tôi
Khổ thân em quá
Em làm sao sống nơi trần thế
Với đứa trẻ mồ côi?
Ai sẽ đon đả, chào mời
Người yêu dấu của em chẳng có
Còn mẹ cha – là những người xa lạ
Làm sao sống được em ơi!

Katerina dậy khỏi giường
Nàng mở ô cửa sổ
Mắt nhìn ra con đường nhỏ
Nàng âu yếm đứa con
Không còn nữa, không còn
Mà có thể, không bao giờ nữa?
Nàng muốn đi ra khu vườn
Chỉ sợ người ta nhìn thấy.
Và khi mặt trời vừa ghé
Nàng bước ra khu vườn
Trên tay nàng bế đứa con
Và nàng hồi tưởng lại:
“Ở đây mẹ từng chờ đợi
Ở đây trò chuyện với cha con
Còn đằng kia… đằng kia con ạ!...”
Và lời bỗng nghẹn giữa chừng.

Vườn anh đào tươi xanh
Vườn anh đào trĩu quả
Katerina một mình
Ra vườn như ngày nọ
Nhưng nàng không hát nữa
Như đã hát ngày nào
Khi đợi chàng lính trẻ
Khi tình cảm dạt dào.
Nàng ngồi trong lặng lẽ
Thầm trách số phận mình
Mà những người hàng xóm
Những người ưa dệt chuyện
Bao điều ong tiếng ve
Bao nhiêu chuyện xầm xì…
Ở đâu người yêu dấu
Chàng đang ở nơi nao
Làm sao chàng nghe thấu
Bao nhiêu chuyện xì xào
Mà biết bao kẻ xấu
Đang chế nhạo nàng đâu.

Có thể chàng đã chết
Bên bờ sông Đa-nuýp
Hay chàng đã trở về
Và đã yêu người khác.
Không, chàng không thể chết
Bên bờ sông Đa-nuýp
Nhưng đôi mắt đẹp xinh
Còn đâu chàng tìm được?
Cứ mặc chàng quay về
Cùng với Mạc Tư Khoa
Bốn biển còn ai đẹp
Bằng Katerina!
Đôi mắt đẹp nhường kia
Và sức trẻ tràn trề
Chỉ một điều – hạnh phúc
Ông trời đã không cho.
Mà khi không hạnh phúc
Thì như hoa trên đồng
Bão gió rồi mưa giông
Ai muốn là bẻ được.

Katerina – em hãy khóc
Hãy tuôn dòng nước mắt!
Người yêu của em đã trở về
Bằng những con đường khác.


II
Bố ngồi bên cạnh bàn
Thả hai bàn tay buông
Không muốn nhìn gì cả
Chìm đắm trong nỗi buồn.
Bà mẹ già tóc bạc
Ngồi trên ghế, cạnh chồng
Đã cạn dòng nước mắt
Bà mẹ vặn hỏi con:
“Sao chỉ có một mình
Bao giờ làm đám cưới
Cả những người mai mối
Và anh chàng sĩ quan
Tất cả đều trên ấy
Mày hãy đi mà hỏi
Hãy đến Mạc Tư Khoa
Còn về tao – người mẹ
Chớ kể với người ta.
Rằng trong ngày tội lỗi
Tao đã sinh mày ra
Giá biết chuyện như vậy
Thì vứt nó xuống sông
Trước khi trời chưa sáng
Thì giờ không bất hạnh
Thì giờ không đau buồn.
Cha mẹ sinh ra con
Đã nuôi con khôn lớn
Thế mà con đã làm
Cho mẹ cha bất hạnh.
Hãy đến Mạc Tư Khoa
Đến với bà mẹ chồng
Hãy nghe lời bà ấy
Nếu không nghe mẹ mình
Hãy tìm cách ở lại
Trên đó với người ta
Và đừng quay về nhà
Đừng tìm đường trở lại
Từ nơi xa xôi kia…
Chỉ có điều, ai sẽ
Chôn tao, nếu thiếu mày?
Lấy ai người sẽ khóc
Cho bà già tội nghiệp
Ai trồng cây kim ngân
Lên trên nấm mồ con?
Và lấy ai cầu nguyện
Cho lầm lỗi linh hồn?...
Ôi con ôi là con
Ôi đứa con tội nghiệp!..
Con hãy đi… đi con!

Và nàng rảo bước chân
Một lời chúc lên đường
“Chúa sẽ luôn bên con!”
Và bà già ngã xuống
Như cái xác không hồn…
Ông già cũng nói thêm:
“Đi đi, chờ gì nữa?..”
Katerina nức nở
Quì xuống dưới chân ông:
“Con lạy đấng sinh thành
Vì đã làm nên chuyện
Xin hãy tha cho con
Hỡi bồ câu cánh xám!”
“Cầu Chúa sẽ tha cho mày
Thiên hạ sẽ tha cho mày
Hãy cầu Chúa, và đi ngay
Hãy để cho tao yên ổn”.

Nàng đứng dậy, nghiêng mình
Rồi đi ra phía cổng
Bỏ hai già cô đơn
Trong ngôi nhà thấp vắng.
Nàng ra vườn anh đào
Nói những lời nguyện cầu
Rồi lấy một nắm đất
Quê hương nàng mang theo.
“Ta sẽ không quay về
Rồi nơi xa xôi kia
Người lạ trên đất lạ
Sẽ đào mộ cho ta.
Nhưng mà xin hãy để
Chút gì đó trên mồ
Và số kiếp đau khổ
Hãy kể với người ta…
Nhưng đừng kể với họ
Người ta chôn ở đâu
Kẻo miệng người trần thế
Lại lời ra tiếng vào
Và đừng nói rằng ai
Là mẹ của thằng bé
Thằng con ta khốn khổ
Biết giấu ở nơi nào
Ta biết tìm ở đâu
Ta sẽ nằm dưới nước
Rồi lầm lỗi của ta
Đứa con này sẽ chuộc
Bằng cuộc đời đơn độc
Không có mẹ có cha!...”

Katerina bước đi
Mắt nàng tuôn dòng lệ
Chiếc khăn đội trên đầu
Và trên tay – thằng bé.
Nàng bước đi u sầu
Ngoái nhìn lại phía sau
Nàng cúi mình, nức nở
Để dòng lệ tuôn trào.
Nàng đứng lại giữa đồng
Nàng giống như cây dương
Bên con đường bụi bặm
Nàng như giọt sương đêm
Dòng lệ đang rót xuống.
Sau dòng lệ đau buồn
Không nhìn ra ánh sáng.
Ôm đứa con vào lòng
Hôn, và khóc nức nở
Như một thiên thần nhỏ
Không một chút phiền lòng
Thằng bé đưa tay vẫy
Và miệng nó thì thầm.
Mặt trời dần dần khuất
Đã vào buổi hoàng hôn
Bước chân nàng mải miết
Đi về chốn xa xăm.
Trong khi đó ở làng
Thiên hạ vẫn xì xầm
Nhưng những lời bàn tán
Mẹ không còn bận tâm…

Sống trên cõi dương gian
Người thế này, thế khác
Ai cắt, ai đan lát
Ai hủy diệt chính mình…
Vì điều chi? Trời biết!
Thế giới rộng mênh mông
Nhưng không nơi ẩn nấp
Và người vẫn cô đơn.
Người được trời hào hiệp
Cho thỏa chí thỏa lòng
Kẻ khác – ba thước đất
Đào lỗ huyệt cũng không.
Đâu hết rồi người tốt
Người mà lòng yêu thương
Ước ăn đời ở kiếp
Họ mãi mãi không còn!

Có trên đời số kiếp
Mà có ai biết được
Có trên đời tự do
Nhưng nó ở đâu giờ?
Có trên cõi trần gian
Những kẻ đầy bạc vàng
Cứ ngỡ là giàu có
Số kiếp ai biết rõ
Tất cả cũng bằng không
Người mặc áo zupan
Xấu hổ vì tiếng khóc
Hãy giữ vàng giữ bạc
Và cứ việc giàu sang
Còn cho ta nước mắt
Khóc cho số kiếp mình.
Ta dìm cảnh trói buộc
Bằng những dòng nước mắt
Và dìm cảnh trói buộc
Bằng những đôi chân trần!
Khi đó ta vui mừng
Khi đó ta giàu có
Và khi đó con tim
Tự do và vui vẻ!


III
Cú vọ kêu, sồi mơ màng ngủ
Những ngôi sao tỏa sáng trong đêm
Trong những bụi cỏ ven đường
Chuột đồng đua nhau nhảy múa.
Con người đã đi vào giấc ngủ
Sau một ngày lao động gian lao
Ai hạnh phúc, ai khổ đau
Màn đêm trùm lên tất cả.
Tất cả chuẩn bị cho giấc ngủ
Như người mẹ đứa con
Còn Katerina biết đâu tìm
Ở đâu một nơi ngủ trọ.
Hay là Katerina sẽ dỗ
Đứa con bên một đống rơm
Hay sẽ giấu nó trong rừng
Dưới cây sồi khỏi bầy chó sói
Cặp lông mày đen đẹp vậy
Thà đừng sinh ra trên trần
Phía trước còn bao đau khổ
Đang đợi chờ em!
Phía trước điều gì chờ em?
Chỉ là khổ đau bất hạnh
Phía trước chờ em cát bỏng
Những người xa lạ em ơi
Phía trước mùa đông tuyết trắng…
Mà nếu em tìm thấy người
Thì chắc gì đã nhận con trai
Hay người sẽ quay lưng lại?
Giá được quên đi tất cả
Giá được quên hết nỗi buồn
Giá người cùng em gặp gỡ
Chào đón như mẹ của mình…

Thôi mà ta hãy đợi chờ xem
Đợi chẳng còn bao lâu nữa
Còn bây giờ ta tìm hiểu
Con đường đến Mạc Tư Khoa
Chao ôi! Con đường rất xa!
Tôi đã từng quen với nó
Tôi nhớ và tôi rất nhớ
Đắng cay khi phải nhớ về.
Tôi đã từng đi, đã từng đo
Lạy trời không bao giờ nữa!
Khi đi kể về nỗi khổ
Thì chẳng có ai tin
Và người ta có lẽ nói rằng
“Chao ôi, đồ nhảm nhí
Phí lời để mà đi kể
Để mà lừa dối nhân gian…”
Các bạn quả có lý rằng
Biết mà làm gì cơ chứ
Hay ho gì tuôn dòng lệ
Kể về nỗi khổ của mình
Ai cũng có những nỗi buồn
Ai cũng có đầy nỗi khổ
Thôi, chuyện này quá đủ
Chuyện này chẳng ai cần
Thà làm điếu thuốc lá
Để xua đi những nỗi buồn
Còn đi kể về nỗi khổ
Để rồi mơ thấy trong đêm.
Thà rằng tôi đi kể
Thà rằng đi nói về
Nàng Katerina
Cùng với đứa con nhỏ
Đang cất bước đường xa.

Từ Đnhép đường về Kiev
Dân buôn rảo bước trên đường
Họ đang hát vang bài hát
Về loài cú vọ trong rừng.
Thiếu phụ trên đường họ gặp
Dường như từ chốn hành hương…
Mà tại vì sao đôi mắt buồn
Đôi mắt nàng như đang khóc?
Cái bị trên vai kẹp lép
Chiếc áo len đã cũ sờn
Nàng cầm chiếc gậy bên tay trái
Còn trên tay kia – đang ngủ đứa con.
Nàng che đứa con
Đến gần những người dân buôn nàng hỏi
“Xin ông bà làm ơn hãy nói
Cho con đường đến Mạc Tư Khoa?”
“Mạc Tư Khoa? – đường này đấy
Nhưng mà em có đi xa?”
“Em đến Mạc Tư Khoa – lạy Chúa
Xin cho con nhỏ bơ vơ
Chút tiền mọn bước đường xa!”
Ôi, anh em ơi, tội cho nàng quá
Mà sao con nhỏ để làm gì?
Nàng tuôn dòng nước mắt
Rồi lại cất bước ra đi
Khi đến làng Brovary
Nàng mua cho con bánh mật
Và cứ thế. Trên đường hễ gặp
Một ai là lại hỏi đường
Và có không ít lần
Hai mẹ con ngủ bên bờ giậu…

Hãy xem kìa, các cô gái hãy xem
Tuôn dòng nước mắt dưới bờ rào xứ lạ
Xin các cô gái hãy lấy đó làm gương
Chớ dan díu với quan lính Sa hoàng nữa
Để không nhầm như Katerina đã nhầm
Để sau đừng hỏi vì sao thiên hạ xì xầm
Và vì sao mẹ không cho về nhà ngủ.

Hỏi làm chi cho uổng phí
Con người nào có biết gì
Khi ông trời muốn trừng trị
Thì sẽ bị trừng trị thôi
Người uốn cong như liễu
Dưới cơn gió thổi
Mặt trời sáng cho kẻ mồ côi
(Sáng mà không sưởi ấm)
Giá mà con người
Lấy tay che được mặt trời
Giá mà có sức mạnh
Làm cho mặt trời
Không chiếu sáng
Không làm khô nước mắt kẻ mồ côi.
Tại vì sao như thế hở ông trời
Nàng đã làm chi với cuộc đời
Xứng đáng với những gì ngài ban tặng?
Katerina, em đừng khóc
Em hãy lau khô dòng nước mắt
Để cho gương mặt đừng tái nhợt
Với cặp lông mày đen
Và trong rừng, trước buổi bình minh
Em hãy lau dòng nước mắt
Để cho thiên hạ không nhìn
Và không giễu cợt.
Và con tim sẽ đập rộn ràng
Một khi tuôn dòng nước mắt.

Các cô gái trẻ xin hãy nhìn xem
Lính chỉ chơi với Katerina rồi bỏ
Nàng đâu biết, đâu hiểu gì phận số
Còn thiên hạ nhìn ra mà đâu có tiếc thương
“Cứ mặc cho con bé chết vì đau buồn
Khi với chính mình không biết cách xử sự”
Các cô gái, để trong giờ khó ở
Các cô chớ đi tìm quan lính Sa hoàng!

Ở đâu Katerina đang lang thang?
Nàng ngủ bên bờ giậu
Và trước buổi bình minh
Hướng Mạc Tư Khoa gấp gáp
Bỗng nhiên – đột ngột mùa đông
Réo gầm cơn bão tuyết
Chiếc áo len của cô đã sờn
Và đôi giày bện cũ rích
Cứng đờ trong giá băng.
Katerina vừa đi vừa nhìn
Phía trước có gì thấp thoáng
Có phải quan lính Sa hoàng
Con tim nàng như chết lặng
Nàng chạy như bay đến:
“Em hỏi khí không phải, các anh
Có thấy chàng Ivan lông mày đen?”
Họ trả lời: “Chúng tôi chẳng biết”
Họ cười chế nhạo nàng
Họ đùa nghịch, họ cười vang:
“Chao ôi, cô bé nông dân
Bị thằng nào lừa không biết!”
Katerina ngó nhìn:
“Các anh có thấy không, các anh
Con đừng khóc nữa nghe con
Điều gì sẽ đến, cứ việc
Nhưng mẹ con mình đi tiếp
Nếu như gặp được chàng
Thì mẹ sẽ trao con
Cho chàng rồi mẹ chết”.

Phía trước là cơn gió tuyết
Như đang tru, đang gào lên
Katerina đứng giữa đồng
Ngậm ngùi tuôn dòng nước mắt.
Cơn gió bỗng nhiên im bặt
Gào thét, nhưng qua nhanh
Katerina muốn khóc
Nhưng nước mắt đã không còn.
Nàng nhìn vào đứa con
Đứa con tắm bằng nước mắt
Đứa con như bông hoa đẹp
Giữa buổi sáng, trong sương
Katerina mỉm cười với con
Nàng mỉm cười cay đắng
Trong lòng nàng, giống như con rắn
Màu đen đang vặn trở mình
Nàng vội đưa mắt nhìn
Rừng như đen thẫm lại
Ven rừng, bên mép đường
Có một ngôi nhà mơ ước.
“Nào con trai, đã sắp hoàng hôn
Nếu được người ta cho phép
Ngủ qua đêm – còn không được
Thì mẹ con ta ngủ ngoài đường
Nhưng gần bên mái nhà tranh
Trong sương và trong băng giá
Và chẳng biết nơi nào con sẽ ngủ
Khi mẹ đã không còn?
Con sẽ ngủ với chó ngoài sân
Với những con chó to, chó bé
Chó hung dữ, có thể cắn con
Nhưng không thì thầm to nhỏ
Không thêu dệt chuyện này chuyện nọ
Và chó sẽ không nhạo báng con…
Ôi con tôi, tội nghiệp quá chừng
Nhưng mẹ chẳng biết làm sao cả”.

Trẻ mồ côi và chó – cùng chung phận số
Chung một từ trong thế giới mồ côi
Người ta có thể vuốt ve, âu yếm chó
Có thể chửi mắng, có thể dập vùi
Nhưng không hỏi mẹ của chó là ai
Còn ở đây thì người ta vặn hỏi…
Chó ngoài đường hay sủa những kẻ nào?
Những kẻ đói rách ngủ dưới bờ rào?
Nhưng vì đâu mà con ngoài giá thú
Và cặp lông mày đen – là phận số
Mà người đời vẫn ganh tỵ là sao…


IV
Bên khe núi, dưới chân quả đồi con
Như những già làng, mái đầu kiêu hãnh
Những cây sồi như những vị tướng quân.
Phía dưới – đập nước, liễu đứng thành hàng
Và nước trong hồ đã đóng thành băng
Nhưng có lỗ đục xuyên vào lấy nước
Mặt trời như chiếc bánh mỳ Kolobok
Xuyên qua mây, đỏ rực ở trên cao
Bão tuyết bay lên gầm rú, thét gào
Khắp bốn phía chỉ một màu trắng toát
Và chỉ còn nghe tiếng của rừng reo.

Bão tuyết gào lên
Gầm rú trên rừng
Trên đồng, như trên biển
Những đợt sóng trào dâng.
Người coi rừng sửa soạn
Chuẩn bị đi vào rừng
Nhưng khắp nơi tuyết trắng
Và bão tuyết xoáy vòng
“Chà, muốn đi vô rừng
Nhưng làm sao đi được
Rõ quỉ tha ma bắt
Phía xa như trập trùng
Nghe như là tiếng guốc
Hình như cuộc hành quân
Của quan lính Sa hoàng
Tất cả đều trắng toát”.
“Quan lính Sa hoàng?...
Katerina thấy run run
Đâu rồi, những người em yêu dấu?”
“Đằng xa kìa, hãy nhìn xem”.
Katerina ngó nhìn
Rồi chạy đi, quên mặc ấm.
“Mạc Tư Khoa trong đầu nàng
Nàng chạy đi băng băng
Và thâu đêm suốt sáng
Quan lính vẫn hành quân…”
Katerina chạy băng băng
Qua những gốc cây, những gò tuyết trắng
Nàng chạy trên tuyết chân trần
Những bàn tay của nàng tê cóng
Quan lính đi về phía nàng
Tất cả đều ngồi trên ngựa
“Ôi chàng, số phận của em”
Nàng nhìn vào đoàn quân
Người đi đầu – đội trưởng
“Đây rồi Ivan của em!
Đây tình yêu, hạnh phúc của em
Sao giờ anh mới đến?...”
Nàng vội chộp lấy bàn chân nâng
Nhưng người cưỡi trên ngựa không nhìn
Mà vội vàng thúc ngựa
“Sao anh đi đâu vội thế?
Sao anh quên Katerina
Hay là anh không nhận ra?
Vì sao hở người yêu dấu
Xin anh hãy nhìn xem
Đây Katerina của anh
Sao anh vội vàng thúc ngựa?”
Chàng sĩ quan – vẻ không nghe gì cả
Chỉ giục ngựa bước cho nhanh
“Chàng ơi, chàng hãy thương em
Nước mắt của em đã cạn
Chẳng lẽ chàng không nhận ra
Thề có trời chứng giám
Em là Katerina!”
“Đồ ngu, hãy xéo đi
Tránh ra, con điên loạn!”
“Ôi trời ơi, chàng ơi
Sao chàng nỡ bỏ rơi
Cái người từng ước hẹn?”
“Lính bắt con mẹ kia đi!”
“Bắt ai, vì điều gì?
Và rồi đưa cho ai?
Sao anh nỡ quên người
Đã cùng anh sánh bước
Chịu đắng cay, oan ức
Sinh cho anh đứa con trai.
Người yêu của em ơi
Dù anh làm gì cũng được
Em sẽ làm người giúp việc
Dù anh cứ yêu ai
Yêu cả thế giới này
Em sẽ quên hết
Rằng đã yêu anh
Rằng đã sinh con
Đã từng che mặt
Đã từng chịu nhục
Anh cứ việc quên em
Nhưng anh đừng bỏ đứa con
Xin đừng chối bỏ
Giọt máu của mình
Hãy đợi em một chút
Anh sẽ nhìn thấy con”.
Nàng buông bàn chân nâng
Chạy vào ngôi nhà tranh
Bế thằng con đang khóc
Thằng bé con tội nghiệp
Nàng vội vàng, vội vàng.
“Đây con đây, anh nhìn xem
Biến mất đâu rồi không biết?
Người cha đã bỏ lên đường
Từ chối thằng con trai ruột
Giờ tôi biết đi về đâu
Với đứa con nhỏ mồ côi?
Hỡi các anh lính ơi
Xin các anh hãy nhận lấy
Thằng bé mồ côi này
Các anh hãy nuôi nó nhé
Và sẽ trao tận tay
Cho người sĩ quan trưởng đội!
Xin các anh hãy nhận lấy
Bởi vì cha không nhận con
Thì tôi vứt nó bên đường
Mặc cho trời xét tội.
Con ơi, mẹ sinh con
Trong giờ lầm lỗi
Con lớn lên trong những tiếng xì xầm!”
Và nàng đặt đứa con xuống bên đường
“Con hãy tìm cha nghe con
Còn mẹ, đã đi tìm rồi đấy”.
Nàng vội bỏ chạy vô rừng
Bỏ thằng con trai ở đấy
Thằng bé khóc bên vệ đường
Đội quân Sa hoàng phóng vội
Cũng may tiếng khóc đứa con
Những người coi rừng nghe thấy.

Nàng chạy như bay vô rừng
Nàng chạy trên tuyết chân trần
Vừa chạy, Katerina vừa khóc
Vừa nguyền rủa chàng Ivan.
Và nàng chạy ra bìa rừng
Nàng tìm đến bên hồ nước
Nước đóng băng, nhưng lỗ đục
Rất rộng – nàng nhìn xung quanh:
“Xin Chúa hãy nhận hồn con
Còn ngươi – hãy nhận xác!...”
Nói xong, nàng nhảy ào xuống nước
Tiếng động nghe rất trầm.

Nàng Katerina mắt đen
Đã tìm ra cái đi tìm…
Ngọn gió trên hồ nước
Xua dấu vết sạch trơn.

Có phải ngọn gió cuồng
Làm cây sồi rung lắc
Có phải vì đau thương
Đã làm cho mẹ chết
Thôi hãy mặc cho đất
Che chở chốn vĩnh hằng
Vẫn còn mãi tiếng thơm
Và nấm mồ còn đó.
Cứ mặc cho thiên hạ
Nhạo báng trẻ mồ côi
Để giọt nước mắt rơi
Cho cõi lòng thấy nhẹ
Bởi vì trong thiên hạ
Liệu còn có chút gì
Người mà cha chối bỏ
Và mẹ cũng chối từ
Là kẻ vô gia cư
Kẻ không cha không mẹ
Là con ngoài giá thú
Sống ở chốn trần ai
Còn cơ cực, đắng cay
Cát bỏng đầy phía trước
Chỉ mỗi cặp lông mày
Không làm sao giấu được.


V
Người hát rong về Ki-ép xa xăm
Ngồi nghỉ bên con đường lớn
Một đệ tử ngồi bên cạnh
Là thằng bé có lông mày đen
Nó đang gật gù, ngất ngưởng
Trong giấc ngủ mơ màng
Trong khi đó người hát rong
Đang ca một bài Thánh vịnh.
Ai đi ngang qua đều ghé nhìn
Người cho bánh, kẻ cho tiền
Cho người mù và cho thằng bé
Không cha không mẹ – cô đơn.
Thằng bé làm ai cũng ngạc nhiên
Thằng bé trần truồng, chân đất:
“Mẹ cho em đôi mắt đen
Nhưng quên cho em hạnh phúc!”

Cỗ xe ngựa đi về Ki-ép
Trên xe là một gia đình
Năm thành viên và một quí ông
Quí ông ngồi chính giữa
Và chiếc xe dừng lại
Trước những kẻ hát rong
Ivan chạy đến gần
Nơi những cánh tay đang vẫy.
Một quí bà trẻ tuổi
Cho Ivan những đồng tiền
Còn quí ông nhìn thấy
Vội quay mặt khỏi Ivan
Quí ông nhận ra đôi mắt
Nhận ra bộ lông mày đen
Nhận ra đứa con trai ruột
Nhưng không muốn nhận về mình.
“Con tên gì? – Quí ông hỏi
“Ivan” – “Ồ, tên thật dễ thương”
Và xe ngựa đi, và bụi
Phủ lên mặt bé Ivan…
Những kẻ hát rong đếm tiền
Họ ngồi đếm trong im lặng
Họ hướng phía đông, cầu nguyện
Rồi bước đi theo con đường.
[1838]



3=Катерина

Василию Андреевичу Жуковскому
на память 22 апреля 1838 года

І
Кохайтеся, чорнобриві,
Та не з москалями,
Бо москалі — чужі люде,
Роблять лихо з вами.
Москаль любить жартуючи,
Жартуючи кине;
Піде в свою Московщину,
А дівчина гине...
Якби сама, ще б нічого,
А то й стара мати,
Що привела на світ Божий,
Мусить погибати.
Серце в’яне співаючи,
Коли знає, за що;
Люде серця не побачать,
А скажуть — ледащо!
Кохайтеся ж, чорнобриві,
Та не з москалями,
Бо москалі — чужі люде,
Згнущаються вами.

Не слухала Катерина
Ні батька, ні неньки,
Полюбила москалика,
Як знало серденько.
Полюбила молодого,
В садочок ходила,
Поки себе, свою долю
Там занапастила.
Кличе мати вечеряти,
А донька не чує;
Де жартує з москаликом,
Там і заночує.
Не дві ночі карі очі
Любо цілувала,
Поки слава на все село
Недобрая стала.
Нехай собі тії люде,
Що хотять, говорять:
Вона любить, то й не чує,
Що вкралося горе.
Прийшли вісти недобрії —
В поход затрубили.
Пішов москаль в Туреччину;
Катрусю накрили.
Незчулася, та й байдуже,
Що коса покрита:
За милого, як співати,
Любо й потужити.
Обіцявся чорнобривий,
Коли не загине,
Обіцявся вернутися.
Тойді Катерина
Буде собі московкою,
Забудеться горе;
А поки що, нехай люде,
Що хотять, говорять.
Не журиться Катерина —
Слізоньки втирає,
Бо дівчата на улиці
Без неї співають.
Не журиться Катерина —
Вмиється сльозою,
Возьме відра, опівночі
Піде за водою,
Щоб вороги не бачили;
Прийде до криниці,
Стане собі під калину,
Заспіває Гриця.
Виспівує, вимовляє,
Аж калина плаче.
Вернулася — і раденька,
Що ніхто не бачив.
Не журиться Катерина
І гадки не має —
У новенькій хустиночці
В вікно виглядає.
Виглядає Катерина...
Минуло півроку;
Занудило коло серця,
Закололо в боку.
Нездужає Катерина,
Ледве-ледве дише...
Вичуняла, та в запечку
Дитину колише.
А жіночки лихо дзвонять,
Матері глузують,
Що москалі вертаються
Та в неї ночують:
«В тебе дочка чорнобрива,
Та ще й не єдина,
А муштрує у запечку
Московського сина.
Чорнобривого придбала...
Мабуть, сама вчила...»
Бодай же вас, цокотухи,
Та злидні побили,
Як ту матір, що вам на сміх
Сина породила.

Катерино, серце моє!
Лишенько з тобою!
Де ти в світі подінешся
З малим сиротою?
Хто спитає, привітає
Без милого в світі?
Батько, мати — чужі люде,
Тяжко з ними жити!

Вичуняла Катерина,
Одсуне кватирку,
Поглядає на улицю,
Колише дитинку;
Поглядає — нема, нема...
Чи то ж і не буде?
Пішла б в садок поплакати,
Так дивляться люде.
Зайде сонце — Катерина
По садочку ходить,
На рученьках носить сина,
Очиці поводить:
«Отут з муштри виглядала,
Отут розмовляла,
А там... а там... сину, сину!»
Та й не доказала.

Зеленіють по садочку
Черешні та вишні;
Як і перше виходила,
Катерина вийшла.
Вийшла, та вже не співає,
Як перше співала,
Як москаля молодого
В вишник дожидала.
Не співає чорнобрива,
Кляне свою долю.
А тим часом вороженьки
Чинять свою волю —
Кують речі недобрії.
Що має робити?
Якби милий чорнобривий,
Умів би спинити...
Так далеко чорнобривий,
Не чує, не бачить,
Як вороги сміються їй,
Як Катруся плаче.
Може, вбитий чорнобривий
За тихим Дунаєм;
А може, вже в Московщині
Другую кохає!
Ні, чорнявий не убитий,
Він живий, здоровий...
А де ж найде такі очі,
Такі чорні брови?
На край світа, в Московщині,
По тім боці моря,
Нема нігде Катерини;
Та здалась на горе!..
Вміла мати брови дати,
Карі оченята,
Та не вміла на сім світі
Щастя-долі дати.
А без долі біле личко —
Як квітка на полі:
Пече сонце, гойда вітер,
Рве всякий по волі.
Умивай же біле личко
Дрібними сльозами,
Бо вернулись москалики
Іншими шляхами.


II
Сидить батько кінець стола,
На руки схилився,
Не дивиться на світ Божий:
Тяжко зажурився.
Коло його стара мати
Сидить на ослоні,
За сльозами ледве-ледве
Вимовляє доні:
«Що весілля, доню моя?
А де ж твоя пара?
Де світилки з друженьками,
Старости, бояре?
В Московщині, доню моя!
Іди ж їх шукати,
Та не кажи добрим людям,
Що є в тебе мати.
Проклятий час-годинонька,
Що ти народилась!
Якби знала, до схід сонця
Була б утопила...
Здалась тоді б ти гадині,
Тепер — москалеві...
Доню моя, доню моя,
Цвіте мій рожевий!
Як ягодку, як пташечку,
Кохала, ростила
На лишенько... Доню моя,
Що ти наробила?..
Оддячила!.. Іди ж, шукай
У Москві свекрухи.
Не слухала моїх річей,
То її послухай.
Іди доню, найди її,
Найди, привітайся,
Будь щаслива в чужих людях,
До нас не вертайся!
Не вертайся, дитя моє,
З далекого краю...
А хто ж мою головоньку
Без тебе сховає?
Хто заплаче надо мною,
Як рідна дитина?
Хто посадить на могилі
Червону калину?
Хто без тебе грішну душу
Поминати буде?
Доню моя, доню моя,
Дитя моє любе!
Іди од нас...»

Ледве-ледве
Поблагословила:
«Бог з тобою!» — та, як мертва,
На діл повалилась...
Обізвався старий батько:
«Чого ждеш, небого?»
Заридала Катерина,
Та бух йому в ноги:
«Прости мені, мій батечку,
Що я наробила!
Прости мені, мій голубе,
Мій соколе милий!»
«Нехай тебе Бог прощає
Та добрії люде;
Молись Богу та йди собі —
Мені легше буде».

Ледве встала, поклонилась,
Вийшла мовчки з хати;
Осталися сиротами
Старий батько й мати.
Пішла в садок у вишневий,
Богу помолилась,
Взяла землі під вишнею,
На хрест почепила,
Промовила: «Не вернуся!
В далекому краю
В чужу землю чужі люде
Мене заховають;
А своєї ся крихотка
Надо мною ляже
Та про долю, моє горе,
Чужим людям скаже...
Не розказуй, голубонько!
Де б не заховали,
Щоб грішної на сім світі
Люде не займали.
Ти не скажеш... Ось хто скаже,
Що я його мати!
Боже ти мій!.. Лихо моє!
Де мені сховатись?
Заховаюсь, дитя моє,
Сама під водою,
А ти гріх мій спокутуєш
В людях сиротою,
Безбатченком!..»

Пішла селом,
Плаче Катерина;
На голові хустиночка,
На руках дитина.
Вийшла з села — серце мліє;
Назад подивилась,
Покивала головою
Та й заголосила.
Як тополя, стала в полі
При битій дорозі;
Як роса та до схід сонця,
Покапали сльози.
За сльозами за гіркими
І світа не бачить,
Тільки сина пригортає,
Цілує та плаче.
А воно, як янгелятко,
Нічого не знає,
Маленькими ручицями
Пазухи шукає.
Сіло сонце, з-за діброви
Небо червоніє;
Утерлася, повернулась,
Пішла... Тілько мріє.
В селі довго говорили
Дечого багато,
Та не чули вже тих річей
Ні батько, ні мати...

Отаке-то на сім світі
Роблять людям люде!
Того в’яжуть, того ріжуть,
Той сам себе губить...
А за віщо? Святий знає.
Світ, бачся, широкий,
Та нема де прихилитись
В світі одиноким.
Тому доля запродала
Од краю до краю,
А другому оставила
Те, де заховають.
Де ж ті люде, де ж ті добрі,
Що серце збиралось
З ними жити, їх любити?
Пропали, пропали!

Єсть на світі доля,
А хто її знає?
Єсть на світі воля,
А хто її має?
Єсть люде на світі —
Сріблом-злотом сяють,
Здається, панують,
А долі не знають —
Ні долі, ні волі!
З нудьгою та з горем
Жупан надівають,
А плакати — сором.
Возьміть срібло-злото
Та будьте багаті,
А я візьму сльози —
Лихо виливати;
Затоплю недолю
Дрібними сльозами,
Затопчу неволю
Босими ногами!
Тоді я веселий,
Тоді я багатий,
Як буде серденько
По волі гуляти!


III
Кричать сови, спить діброва,
Зіроньки сіяють,
Понад шляхом, щирицею,
Ховрашки гуляють.
Спочивають добрі люде,
Що кого втомило:
Кого — щастя, кого — сльози,
Все нічка покрила.
Всіх покрила темнісінька,
Як діточок мати;
Де ж Катрусю пригорнула:
Чи в лісі, чи в хаті?
Чи на полі під копою
Сина забавляє,
Чи в діброві з-під колоди
Вовка виглядає?
Бодай же вас, чорні брови,
Нікому не мати,
Коли за вас таке лихо
Треба одбувати!
А що дальше спіткається?
Буде лихо, буде!
Зострінуться жовті піски
І чужії люде;
Зострінеться зима люта...
А той чи зостріне,
Що пізнає Катерину,
Привітає сина?
З ним забула б чорнобрива
Шляхи, піски, горе;
Він, як мати, привітає,

Як брат, заговорить...
Побачимо, почуємо...
А поки — спочину
Та тим часом розпитаю
Шлях на Московщину.
Далекий шлях, пани-брати,
Знаю його, знаю!
Аж на серці похолоне,
Як його згадаю.
Попоміряв і я колись —
Щоб його не мірять!..
Розказав би про те лихо,
Та чи то ж повірять!
«Бреше, — скажуть, — сякий-такий!»
(Звичайно, не в очі.)
«А так тілько псує мову
Та людей морочить».
Правда ваша, правда, люде!
Та й нащо те знати,
Що сльозами перед вами
Буду виливати?
Нащо воно? У всякого
І свого чимало...
Цур же йому!.. А тим часом
Кете лиш кресало
Та тютюну, щоб, знаєте,
Дома не журились.
А то лихо розказувать,
Щоб бридке приснилось!
Нехай його лихий візьме!
Лучче ж поміркую,
Де-то моя Катерина
З Івасем мандрує.

За Києвом, та за Дніпром,
Попід темним гаєм,
Ідуть шляхом чумаченьки,
Пугача співають.
Іде шляхом молодиця,
Мусить бути, з прощі.
Чого ж смутна, невесела,
Заплакані очі?
У латаній свитиночці,
На плечах торбина,
В руці ціпок, а на другій
Заснула дитина.
Зострілася з чумаками,
Закрила дитину,
Питається: «Люде добрі,
Де шлях в Московщину?»
«В Московщину? Оцей самий.
Далеко, небого?»
«В саму Москву. Христа ради,
Дайте на дорогу!»
Бере шага, аж труситься:
Тяжко його брати!..
Та й навіщо?.. А дитина?
Вона ж його мати!
Заплакала, пішла шляхом,
В Броварях спочила
Та синові за гіркого
Медяник купила.
Довго, довго, сердешная,
Все йшла та питала;
Було й таке, що під тином
З сином ночувала...

Бач, на що здалися карі оченята:
Щоб під чужим тином сльози виливать!
Отож-то дивіться та кайтесь, дівчата,
Щоб не довелося москаля шукать,
Щоб не довелося, як Катря шукає...
Тоді не питайте, за що люде лають,
За що не пускають в хату ночувать.

Не питайте, чорнобриві,
Бо люде не знають;
Кого Бог кара на світі,
То й вони карають...
Люде гнуться, як ті лози,
Куди вітер віє.
Сиротині сонце світить
(Світить, та не гріє) —
Люде б сонце заступили,
Якби мали силу,
Щоб сироті не світило,
Сльози не сушило.
А за віщо, Боже милий!
За що світом нудить?
Що зробила вона людям,
Чого хотять люде?
Щоб плакала!.. Серце моє!
Не плач, Катерино,
Не показуй людям сльози,
Терпи до загину!
А щоб личко не марніло
З чорними бровами,
До схід сонця в темнім лісі
Умийся сльозами.
Умиєшся — не побачать,
То й не засміються;
А серденько одпочине,
Поки сльози ллються.

Отаке-то лихо, бачите, дівчата.
Жартуючи кинув Катрусю москаль.
Недоля не бачить, з ким їй жартувати,
А люде хоч бачать, та людям не жаль:
«Нехай, — кажуть, — гине ледача дитина,
Коли не зуміла себе шанувать».
Шануйтеся ж, любі, в недобру годину
Щоб не довелося москаля шукать.

Де ж Катруся блудить?
Попідтинню ночувала,
Раненько вставала,
Поспішала в Московщину;
Аж гульк — зима впала.
Свище полем заверюха,
Іде Катерина
У личаках — лихо тяжке! —
І в одній свитині.
Іде Катря, шкандибає;
Дивиться — щось мріє...
Либонь, ідуть москалики...
Лихо!.. Серце мліє...
Полетіла, зострілася,
Пита: «Чи немає
Мого Йвана чорнявого?»
А ті: «Мы не знаєм».
І, звичайно, як москалі,
Сміються, жартують:
«Ай да баба! Ай да наши!
Кого не надуют!»
Подивилась Катерина:
«І ви, бачу, люде!
Не плач, сину, моє лихо!
Що буде, то й буде.
Піду дальше — більш ходила...
А може, й зостріну;
Оддам тебе, мій голубе,
А сама загину».

Реве, стогне хуртовина,
Котить, верне полем;
Стоїть Катря серед поля,
Дала сльозам волю.
Утомилась заверюха,
Де-де позіхає;
Ще б плакала Катерина,
Та сліз більш немає.
Подивилась на дитину —
Умите сльозою,
Червоніє, як квіточка
Вранці під росою.
Усміхнулась Катерина,
Тяжко усміхнулась:
Коло серця — як гадина
Чорна повернулась.
Кругом мовчки подивилась;
Бачить — ліс чорніє;
А під лісом, край дороги,
Либонь, курінь мріє.
«Ходім, сину, смеркається;
Коли пустять в хату,
А не пустять, то й надворі
Будем ночувати.
Під хатою заночуєм,
Сину мій Іване!
Де ж ти будеш ночувати,
Як мене не стане?
З собаками, мій синочку,
Кохайся надворі!
Собаки злі, покусають,
Та не заговорять,
Не розкажуть, сміючися...
З псами їсти й пити...
Бідна моя головонько!
Що мені робити?»

Сирота-собака має свою долю,
Має добре слово в світі сирота;
Його б’ють і лають, закують в неволю,
Та ніхто про матір на сміх не спита;
А Йвася спитають, зараннє спитають,
Не дадуть до мови дитині дожить.
На кого собаки на улиці лають?
Хто голий, голодний під тином сидить?
Хто лобуря водить? Чорняві байстрята...
Одна його доля — чорні бровенята.
Та й тих люде заздрі не дають носить.


IV
Попід горою, яром, долом,
Мов ті діди високочолі,
Дуби з Гетьманщини стоять.
У яру гребля, верби вряд,
Ставок під кригою в неволі
І ополонка — воду брать...
Мов покотьоло червоніє,
Крізь хмару сонце зайнялось.
Надувся вітер; як повіє —
Нема нічого: скрізь біліє...
Та тілько лісом загуло.

Реве, свище заверюха.
По лісу завило;
Як те море, біле поле
Снігом покотилось.
Вийшов з хати карбівничий,
Щоб ліс оглядіти,
Та де тобі! Таке лихо,
Що не видно й світа.
«Еге, бачу, яка фуга!
Цур же йому з лісом!
Піти в хату... Що там таке?
От їх достобіса!
Недобра їх розносила,
Мов справді за ділом.
Ничипоре! Дивись лишень,
Які побілілі!»
«Що, москалі?..» — «Де москалі?»
«Що ти? Схаменися!»
«Де москалі-лебедики?»
«Та он, подивися».
Полетіла Катерина
І не одяглася.
«Мабуть, добре Московщина
В тямку їй далася!
Бо уночі тілько й знає,
Що москаля кличе».
Через пеньки, заметами,
Летить, ледве дише.
Боса стала серед шляху,
Втерлась рукавами.
А москалі їй назустріч,
Як один верхами.
«Лихо моє! Доле моя!»
До їх... Коли гляне —
Попереду старший їде.
«Любий мій Іване!
Серце моє коханеє!
Де ти так барився?»
Та до його... За стремена...
А він подивився,
Та шпорами коня в боки.
«Чого ж утікаєш?
Хіба забув Катерину?
Хіба не пізнаєш?
Подивися, мій голубе,
Подивись на мене —
Я Катруся твоя люба.
Нащо рвеш стремена?»
А він коня поганяє,
Нібито й не бачить.
«Постривай же, мій голубе!
Дивись — я не плачу.
Ти не пізнав мене, Йване?
Серце, подивися,
Їй же богу, я Катруся!»
«Дура, отвяжися!
Возьмите прочь безумную!»
«Боже мій! Іване!
І ти мене покидаєш?
А ти ж присягався!»
«Возьмите прочь! Что ж вы стали?»
«Кого? Мене взяти?
За що ж, скажи, мій голубе?
Кому хоч оддати
Свою Катрю, що до тебе
В садочок ходила,
Свою Катрю, що для тебе
Сина породила?
Мій батечку, мій братику!
Хоч ти не цурайся!
Наймичкою тобі стану...
З другою кохайся...
З цілим світом... Я забуду,
Що колись кохалась,
Що од тебе сина мала,
Покриткою стала...
Покриткою... Який сором!
І за що я гину!
Покинь мене, забудь мене,
Та не кидай сина.
Не покинеш?.. Серце моє,
Не втікай од мене...
Я винесу тобі сина».
Кинула стремена
Та в хатину. Вертається,
Несе йому сина.
Несповита, заплакана
Сердешна дитина.
«Осьде воно, подивися!
Де ж ти? Заховався?
Утік!.. нема!.. Сина, сина
Батько одцурався!
Боже ти мій!.. Дитя моє!
Де дінусь з тобою?
Москалики! голубчики!
Возьміть за собою;
Не цурайтесь, лебедики:
Воно сиротина;
Возьміть його та оддайте
Старшому за сина.
Возьміть його... бо покину,
Як батько покинув, —
Бодай його не кидала
Лихая година!
Гріхом тебе на світ Божий
Мати породила;
Виростай же на сміх людям!»
На шлях положила.
«Оставайся шукать батька,
А я вже шукала».
Та в ліс з шляху, як навісна!
А дитя осталось,
Плаче, бідне... А москалям
Байдуже; минули.
Воно й добре; та на лихо
Лісничі почули.

Біга Катря боса лісом,
Біга та голосить;
То проклина свого Йвана,
То плаче, то просить.
Вибігає на возлісся;
Кругом подивилась,
Та в яр... біжить... Серед ставу
Мовчки опинилась.
«Прийми, Боже, мою душу,
А ти — моє тіло!»
Шубовсть в воду!.. Попід льодом
Геть загуркотіло.

Чорнобрива Катерина
Найшла, що шукала.
Дунув вітер понад ставом —
І сліду не стало.

То не вітер, то не буйний,
Що дуба ламає,
То не лихо, то не тяжке,
Що мати вмирає;
Не сироти малі діти,
Що неньку сховали —
Їм зосталась добра слава,
Могила зосталась.
Засміються злії люде
Малій сиротині;
Виллє сльози на могилу —
Серденько спочине.
А тому, тому на світі,
Що йому зосталось,
Кого батько і не бачив,
Мати одцуралась?
Що зосталось байстрюкові?
Хто з ним заговорить?
Ні родини, ні хатини;
Шляхи, піски, горе...
Панське личко, чорні брови...
Нащо? Щоб пізнали!
Змальовала, не сховала...
Бодай полиняли!


V
Ішов кобзар до Києва
Та сів спочивати;
Торбинками обвішаний
Його повожатий,
Мале дитя, коло його
На сонці куняє,
А тим часом старий кобзар
Ісуса співає.
Хто йде, їде — не минає:
Хто бублик, хто гроші;
Хто старому, а дівчата
Шажок міхоноші.
Задивляться чорноброві —
І босе і голе.
«Дала, — кажуть, — бровенята,
Та не дала долі!»

Їде шляхом до Києва
Берлин шестернею.
А в берлині господиня
З паном і сем’єю.
Опинився против старців —
Курява лягає.
Побіг Івась, бо з віконця
Рукою махає.
Дає гроші Івасеві,
Дивується пані.
А пан глянув... Одвернувся...
Пізнав, препоганий,
Пізнав тії карі очі,
Чорні бровенята...
Пізнав батько свого сина,
Та не хоче взяти.
Пита пані, як зоветься?
«Івась». — «Какой милый!»
Берлин рушив, а Івася
Курява покрила...
Полічили, що достали,
Встали сіромахи,
Помолились на схід сонця,
Пішли понад шляхом.
[1838, С.-Петербург]


Người hát rong - Ý nghĩ


Người hát rong (tiếng Ukraina: Кобзар) là tên một tập thơ của Taras Shevchenko in lần đầu tiên vào năm 1840 ở Saint Petersburg với sự giúp đỡ của Yevhen Pavlovych Hrebinka. Ấn bản đầu tiên này gồm 8 bài thơ: Перебендя (Perebendya), Катерина (Katerina), Тополя (Cây dương), Думка (Ý nghĩ) - Нащо мені чорні брови (Cặp lông mày đen mà có ai cần), До Основ'яненка (Gửi Osnovyanenko), Іван Підкова (Ivan Pidkova), Тарасова ніч (Đêm Taras) và Думи мої, думи мої, лихо мені з вами (Những ý nghĩ của ta, thật khổ với các người). Sau khi tập thơ này ra đời người ta bắt đầu gọi Taras Shevchenko là "Người hát rong" và chính Taras Shevchenko cũng bắt đầu dùng bút danh "Kobzar Darmogray" trong một số tác phẩm của mình.


Tập thơ này được tái bản 2 lần khi tác giả còn sống vào các năm 1844 và 1860. Lần tái bản thứ nhất lấy tên Чигиринський Кобзар (Người hát rong Chyhyrynskyi) với phần phụ lục là trường ca Гайдамаки (Haidamaki). Lần tái bản thứ hai năm 1860 được mạnh thường quân Platon Simirenko tài trợ 1.100 rúp. Lần tái bản này gồm 17 bài thơ và ảnh chân dung của Taras Shevchenko.

Năm 1861 tập thơ Người hát rong được in trong tạp chí "Osnova" từng phần, cả trước và sau ngày mất của Taras Shevchenko. Kể từ đó, tập thơ được tái bản rất nhiều lần.

Chỉ tính đến năm 1985, ở Ukraina tập thơ này đã được tái bản tới 124 lần với số lượng hơn 8 triệu bản. Nhiều bài thơ trong tập này được dịch ra hơn 100 thứ tiếng trên thế giới.

Tập thơ này đã được Nguyễn Viết Thắng dịch đầy đủ cả tám bài thơ và trường ca ra tiếng Việt trong khuôn khổ của dự án "Taras Shevchenko – 150 bài thơ và trường ca", bao gồm những tác phẩm quan trọng nhất của Taras Shevchenko và là những tác phẩm chưa in trong cuốn "Thơ Taras Shevchenko" xuất bản năm 2004, tái bản năm 2012.


1=Ý NGHĨ

Những ý nghĩ của tôi ơi
Thật khổ với các người!
Tại vì sao trên trang giấy
Các người chau mày cả dãy?
Vì sao gió chẳng xua các người đi
Thành bụi ra ngoài khoảng không kia?
Và tại vì sao nỗi khổ
Không ngủ hằng đêm như con trẻ?...

Vì rằng nỗi khổ sinh ra ý nghĩ trên trần gian
Những giọt nước mắt tuôn… sao không làm cho ngập
Không mang ra biển cả… không làm cho xói mòn
Để sẽ không ai hỏi tại vì sao đau trong ngực
Và tại vì sao tôi đi rủa nguyền số kiếp
Vì sao mỏi mệt… “Chỉ vô công rồi nghề”.
Để không ai phải nói cười cho…

Hỡi những nụ hoa, con trẻ của tôi ơi
Tôi yêu mến, giữ gìn để làm gì cơ chứ
Có phải một con tim đang khóc nơi trần thế
Như tôi đã khóc với các người?... Thử đoán coi?...

Có thể có một trái tim thiếu nữ
Sẽ có một đôi mắt nai
Sẽ khóc lên với các người
Nhiều hơn thế - tôi không muốn
Chỉ giọt lệ từ đôi mắt nai rơi xuống
Là chúa tể của muôn loài
Hỡi những ý nghĩ của tôi ơi
Thật khổ với các người!

Vì đôi mắt nai thiếu nữ
Vì cặp lông mày đen
Con tim mạnh mẽ gióng lên
Tuôn ra bằng từ ngữ
Trong ngôn từ này đã có
Đã có bóng tối của đêm
Có vườn anh đào tươi xanh
Và có những đôi mắt sáng tỏ
Những cánh đồng và đồi mộ cổ
Là những thứ ở Ukraina…
Con tim đờ đẫn, tái tê
Không muốn hát nơi đất khách.
Và lời khuyên Cô-dắc
Cùng với vòng giáo, kim ve
Ở nơi này trắng tuyết
Con tim không muốn gọi về…
Thà cứ để ở Ukraina
Những linh hồn trú ẩn
Niềm vui nơi đồng ruộng
Bất tận đến bao la
Như tự do đã đi qua
Đnhép mênh mông như biển cả
Thảo nguyên và ghềnh đá
Mộ cổ và núi non
Ở nơi đó đã khơi nguồn
Ý chí và tự do Cô-dắc
Ở đó là nơi xác giặc
Chất thành đống trên đồng.
Nhưng người Cô-dắc giờ yên nghỉ
Trong những nấm mồ con.
Trên nấm mồ con đại bàng đen
Bay vòng như người lính gác
Những người hát rong qua câu hát
Kể chuyện với nhân dân
Kể về những gì đã từng
Những kẻ mắt mù, rách nát
Họ hát lên… còn tôi đây khóc
Tôi chỉ biết khóc thôi mà
Tôi chỉ khóc cho Ukraina
Nhưng mà lời không hề đủ…
Mà về nỗi khổ… thì
Ai mà không biết nó!...
Còn ai đang nhìn chăm chú
Vào con người bằng cả tấm lòng
Thì địa ngục ở cõi trần gian
Là ở đó…

Một nỗi buồn
Vì không biết cách làm cho mình hạnh phúc
Nhưng nếu như đó là số kiếp
Thì hãy để cho nghèo khó sống ba ngày
Rồi tôi sẽ đem chôn xuống đất
Tôi sẽ đem chôn, và cứ mặc
Cho nỗi buồn ngự trị ở trong tim
Để cho kẻ thù của tôi không nhìn
Thấy tiếng cười của bao cái ác.
Mặc cho ý nghĩ như quạ khoang
Bay đi và sẽ kêu lên
Còn con tim bằng giọng oanh vàng
Khóc lên và thỏ thẻ
Lặng lẽ - để không ai nhìn thấy
Và chẳng ai cười chê…
Xin đừng chùi nước mắt của tôi đi
Mà hãy để cho dòng suối lệ
Chảy lên miền đất xa lạ
Cả đêm cũng như ngày
Một khi cha đạo còn chưa
Rắc cát lạ lên đôi mắt.
Đành vậy thôi… biết làm sao được
Làm sao giấu được nỗi buồn.
Còn ai ganh tỵ với kẻ cô đơn
Xin Ngài hãy ra tay trừng phạt!

Những ý nghĩ của tôi ơi
Những nụ hoa, những con trẻ của tôi
Tôi gìn giữ các người, tôi nuôi lớn
Ở nơi này không có chỗ nào đâu
Mà hãy đi về quê mẹ thân yêu
Về quê hương Ukraina yêu dấu
Làm những đứa trẻ cô đơn sau bờ giậu
Còn tôi sẽ chết ở nơi này.
Các người sẽ tìm ra trái tim chân thật
Sẽ tìm ra những lời nói chân thành
Và các người sẽ tìm ra sự thật
Và có thể là tìm thấy vinh quang…

Hãy đón chào, hỡi đất mẹ quê hương
Quê hương Ukraina thân thiết
Xin hãy nhận những đứa con của tôi dại dột
Như đứa con trai ruột thịt của mình!
[1839]



1=ДУМКА

Думи мої, думи мої,
Лихо мені з вами!
Нащо стали на папері
Сумними рядами?..
Чом вас вітер не розвіяв
В степу, як пилину?
Чом вас лихо не приспало,
Як свою дитину?..

Бо вас лихо на світ на сміх породило,
Поливали сльози... Чом не затопили,
Не винесли в море, не розмили в полі?
Не питали б люди, що в мене болить,
Не питали б, за що проклинаю долю,
Чого нужу світом? «Нічого робить», —
Не сказали б на сміх...

Квіти мої, діти!
Нащо вас кохав я, нащо доглядав?
Чи заплаче серце одно на всім світі,
Як я з вами плакав?.. Може, і вгадав...

Може, найдеться дівоче
Серце, карі очі,
Що заплачуть на сі думи —
Я більше не хочу...
Одну сльозу з очей карих —
І... пан над панами!..
Думи мої, думи мої!
Лихо мені з вами!

За карії оченята,
За чорнії брови
Серце рвалося, сміялось,
Виливало мову,
Виливало, як уміло,
За темнії ночі,
За вишневий сад зелений,
За ласки дівочі...
За степи та за могили,
Що на Україні,
Серце мліло, не хотіло
Співать на чужині...
Не хотілось в снігу, в лісі,
Козацьку громаду
З булавами, з бунчугами
Збирать на пораду...
Нехай душі козацькії
В Украйні витають —
Там широко, там весело
Од краю до краю...
Як та воля, що минулась,
Дніпр широкий — море,
Степ і степ, ревуть пороги,
І могили — гори.
Там родилась, гарцювала
Козацькая воля;
Там шляхтою, татарами
Засівала поле,
Засівала трупом поле,
Поки не остило...
Лягла спочить... А тим часом
Виросла могила,
А над нею орел чорний
Сторожем літає,
І про неї добрим людям
Кобзарі співають,
Все співають, як діялось,
Сліпі небораки,
Бо дотепні... А я... А я
Тілько вмію плакать,
Тілько сльози за Украйну...
А слова — немає...
А за лихо... Та цур йому!
Хто його не знає!..
А надто той, що дивиться
На людей душою —
Пекло йому на сім світі,
А на тім...

Журбою
Не накличу собі долі,
Коли так не маю.
Нехай злидні живуть три дні —
Я їх заховаю,
Заховаю змію люту
Коло свого серця,
Щоб вороги не бачили,
Як лихо сміється...
Нехай думка, як той ворон,
Літає та кряче,
А серденько соловейком
Щебече та плаче
Нишком — люди не побачуть,
То й не засміються...
Не втирайте ж мої сльози,
Нехай собі ллються,
Чуже поле поливають
Щодня і щоночі,
Поки, поки... не засиплють
Чужим піском очі...
Отаке-то... А що робить?
Журба не поможе.
Хто ж сироті завидує —
Карай того, Боже!

Думи мої, думи мої,
Квіти мої, діти!
Виростав вас, доглядав вас —
Де ж мені вас діти?..
В Україну ідіть, діти!
В нашу Україну,
Попідтинню, сиротами,
А я тут загину.
Там найдете щире серце
І слово ласкаве,
Там найдете щиру правду,
А ще, може, й славу...

Привітай же, моя ненько!
Моя Україно!
Моїх діток нерозумних,
Як свою дитину.
  


2=PEREBENDYA

Perebendya mắt mù, già cả
Ai mà chẳng biết ông
Chơi đàn Kobza cổ
Và khắp chốn lang thang.
Mà ai người chơi đàn
Thì người ta luôn nhớ
Giúp họ xua nỗi buồn
Dù đời ông vẫn khổ.
Nhà cửa ông chẳng có
Số phận thật éo le
Ngày nắng hay đêm mưa
Bên bờ rào trú ngụ
Ông nghèo hèn, già cả
Dù đêm cũng như ngày
Vẫn hát bài xưa cũ:
“Đừng xào xạc, sồi ơi!”
Ông hát và ông nhớ
Rằng ông kẻ đơn côi
Rầu rĩ và chau mày
Khi ngồi bên bờ giậu.

Perebendya là thế
Già cả mà lạ lùng
Những bài hát dân gian
Mở ra và khép lại.
Hát cho các cô gái
Nghe những điệu dân ca
Lời hát từ xa xưa
Nghe lời ca muốn nhảy.
Cho người trong quán rượu
Bài hát về cây dương
Về cây liễu trên đồng
Sự tích từ Kinh Thánh.
Sau đó bài “Trong rừng
Thật buồn bã, đau thương
Nghe mà rơi nước mắt
Khi nghe bài về Sich
Thời oanh liệt không còn
Perebendya lạ lùng
Perebendya già kiết
Mở đầu – tiếng cười vang
Kết thúc bằng nước mắt.

Cơn gió gào, gió thét
Gió phiêu bạt trên đồng
Trên mộ người hát rong
Ôm cây đàn vẫn hát.
Như biển xanh, xanh ngắt
Thảo nguyên màu thẫm xanh
Đồi con tiếp đồi con
Trải dài theo tầm mắt.
Ông già râu tóc bạc
Để ngọn gió vuốt ve
Gió dường như lắng nghe
Những lời ông già hát.

Như con tim cười, ông già mù khóc…
Gió lắng nghe và rồi gió bay đi
Giấu mình về chốn xa kia
Trên đồi mộ cổ, để không ai nhìn thấy
Để những lời trên đồng bay theo gió
Để con người không nghe ra – bởi lời của Chúa
Thì con tim sẽ trò chuyện với Ngài
Nói huyên thiên về vinh quang của Chúa
Còn ý nghĩ thì theo ánh sáng lên mây
Như đôi cánh đại bàng giữa không trung bay liệng
Giữa bầu trời rộng mênh mông, xanh thắm
Bay lên cao, bay đến hỏi mặt trời
Mặt trời ngủ ở đâu, thức dậy ra sao?
Và lắng nghe biển trong tiếng rì rào
Và hỏi núi đồi: vì sao im lặng?
Rồi lại lên trời – vì mặt đất đau đớn
Trên mặt đất này không có chỗ cho ai
Người bằng con tim thấu hiểu cuộc đời
Nghe biển nói, biết nơi vầng dương ngủ
Thì người ấy không còn nơi trú ngụ
Và cô đơn như vầng dương giữa bầu trời
Và có biết bao điều tiếng của người đời
Giá mà họ biết rằng ông là người đơn lẻ
Hát ở trên mồ, trò chuyện cùng biển cả
Thì họ đã cười những lời của Chúa từ lâu
Họ gọi ông là ngớ ngẩn và đuổi cho mau:
“Cứ mặc ông lang thang với trời và biển cả!”

Hỡi người hát rong già cả của tôi ơi
Xin người hãy cứ làm như vậy nhé
Xin người cứ đi ra ngôi mộ cổ
Hãy ca hát, hãy chuyện trò
Cùng mây, với gió
Và hãy hát cho đến một ngày
Con tim còn chưa ngủ yên trong mộ
Hãy hát ở nơi vắng vẻ xa xôi
Và để cho người đời không xa lạ
Đôi khi xin người hãy bao dung
Hãy làm theo ý của quí ông
Bởi người ta giàu có!

Perenbendya là như thế đó
Già cả và thật lạ lùng
Mở đầu hát cuộc tân hôn
Kết thúc bằng buồn khổ.
[1839]

2=Перебендя

Перебендя старий, сліпий —
Хто його не знає?
Він усюди вештається
Та на кобзі грає.
А хто грає, того знають
І дякують люде:
Він їм тугу розганяє,
Хоть сам світом нудить.
Попідтинню сіромаха
І днює й ночує;
Нема йому в світі хати;
Недоля жартує
Над старою головою,
А йому байдуже...
Сяде собі, заспіває:
«Ой не шуми, луже!»
Заспіває та й згадає,
Що він сиротина,
Пожуриться, посумує,
Сидячи під тином.

Отакий-то Перебендя,
Старий та химерний!
Заспіває про Чалого —
На Горлицю зверне;
З дівчатами на вигоні —
Гриця та веснянку,
А у шинку з парубками —
Сербина, Шинкарку,
З жонатими на бенкеті
(Де свекруха злая) —
Про тополю, лиху долю,
А потім — У гаю;
На базарі — про Лазаря,
Або, щоб те знали,
Тяжко-важко заспіває,
Як Січ руйновали.
Отакий-то Перебендя,
Старий та химерний!
Заспіває, засміється,
А на сльози зверне.

Вітер віє-повіває,
По полю гуляє.
На могилі кобзар сидить
Та на кобзі грає.
Кругом його степ, як море
Широке, синіє:
За могилою могила,
А там — тілько мріє.
Сивий ус, стару чуприну
Вітер розвіває;
То приляже та послуха,
Як кобзар співає,

Як серце сміється, сліпі очі плачуть...
Послуха, повіє...
Старий заховавсь
В степу на могилі, щоб ніхто не бачив,
Щоб вітер по полю слова розмахав,
Щоб люде не чули, бо то Боже слово,
То серце по волі з Богом розмовля,
То серце щебече Господнюю славу,
А думка край світа на хмарі гуля.
Орлом сизокрилим літає, ширяє,
Аж небо блакитне широкими б’є;
Спочине на сонці, його запитає,
Де воно ночує, як воно встає;
Послухає моря, що воно говорить,
Спита чорну гору: чого ти німа?
І знову на небо, бо на землі горе,
Бо на їй, широкій, куточка нема
Тому, хто все знає, тому, хто все чує:
Що море говорить, де сонце ночує —
Його на сім світі ніхто не прийма;
Один він між ними, як сонце високе,
Його знають люде, бо носить земля;
А якби почули, що він, одинокий,
Співа на могилі, з морем розмовля, —
На Божеє слово вони б насміялись,
Дурним би назвали, од себе б прогнали.
“Нехай понад морем, сказали б, гуля!”

Добре єси, мій кобзарю,
Добре, батьку, робиш,
Що співати, розмовляти
На могилу ходиш!
Ходи собі, мій голубе,
Поки не заснуло
Твоє серце, та виспівуй,
Щоб люде не чули.
А щоб тебе не цурались,
Потурай їм, брате!
Скачи, враже, як пан каже:
На те він багатий.

Отакий-то Перебендя,
Старий та химерний!
Заспіває весільної,
А на журбу зверне.
[1839,  С.-Петербург]