Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Ta hát với nhau


75=TA HÁT VỚI NHAU

Ta hát với nhau rồi sau đấy giã từ
Không nước mắt, không nói lời giã biệt
Liệu ta còn gặp lại nhau không biết
Đ cùng nhau ta lại hát như xưa?

Có thể gặp lại nhau, nhưng đến bao giờ?
Và đâu? Bài hát gì sẽ hát
Không đây, và tất nhiên, bài hát khác
Chẳng phải bài đã từng hát ngày xưa!

Cuộc sống đây đầy nỗi âu lo
Nên đây những bài vui không hát
Nhưng dù sao những ngày ta có được
chốn này đã buồn nhớ cùng nhau.

Ta nhớ về vùng đất chẳng u sầu
Sông Đnhép oai hùng, những ngọn đồi vạm vỡ
Và cả những khổ đau thời tuổi trẻ
Và thiên đường tội lỗi tháng ngày xanh!
[1850]

75= Ми заспівали, розійшлись

Ми заспівали, розійшлись,
Без сльоз і без розмови,
Чи зійдемося ж знову?
Чи заспіваємо коли?

А може, й те... Та де? Якими?
І заспіваємо яку?
Не тут і, певне, не такими!
І заспіваєм не таку!

І тут невесело співали,
Бо й тут невесело було,
Та все-таки якось жилось,
Принаймні вкупі сумували,

Згадавши той веселий край,
І Дніпр той дужий, крутогорий,
І молодеє теє горе!..
І молодий той грішний рай!
[Перша половина 1850, Оренбург]
  

76=LỬA TRẠI CHÁY BỪNG

Lửa trại cháy bừng, tiếng nhạc vang lên
Dàn nhạc dường như tru lên, nức nở
Trong đôi mắt của biết bao bạn trẻ
Bừng sáng lên thứ ánh sáng kim cương.

Bừng sáng lên những hy vọng vàng son
Trong những đôi mắt vui kia – là bởi
Những đôi mắt trẻ trung, không lầm lỗi
Họ cười vang, họ trò chuyện râm ran.

Họ nhảy múa. Chỉ tôi đứng một mình
Mắt ngó quanh, dòng nước mắt tuôn chảy
Tôi khóc vì điều chi, vì ai vậy?
Có thể là tôi cảm thấy tiếc thương
Như một ngày mưa, như một ngày buồn
Thời tuổi trẻ của tôi không còn nữa.
[1850]

76= Огні горять, музи́ка грає

Огні горять, музи́ка грає,
Музи́ка плаче, завиває;
Алмазом добрим, дорогим
Сіяють очі молодії;

Витає радость і надія
В очах веселих, любо їм,
Очам негрішним, молодим.
І всі регочуться, сміються,

І всі танцюють. Тілько я,
Неначе заклятий, дивлюся
І нишком плачу, плачу я.
Чого ж я плачу? Мабуть, шкода,
Що без пригоди, мов негода,
Минула молодость моя.
[Перша  половина  1850. Оренбург]


77=RÕ THẬT ĐIỀU QUỈ THA MA BẮT

Rõ thật điều quỉ tha ma bắt
Tôi phí bao giấy mực, bao tháng ngày
Và nhiều khi tôi một mình ngồi khóc
Có biết còn cách nào khác được đâu.

Không chỉ nguyên nhân nhân sinh quan
Mà tôi khóc như ông già đầu bạc
Uống rượu say rồi tuôn dòng nước mắt
Rằng sống cô đơn giữa trần gian.
[1850]

77= На батька бісового я трачу

На батька бісового я трачу
І дні, і пера, і папір!
А іноді то ще й заплачу,
Таки аж надто. Не на мир

І на діла його дивившись,
А так, мов іноді упившись
Дідусь сивесенький, рида, —
Того, бачте, що сирота.
[Перша  полонина  1850, Оренбург]


Cảm thấy như mình trẻ lại


72=ĐÔI KHI

Đôi khi ông già bỗng nhiên
Cảm thấy như mình trẻ lại
Cảm thấy như ngày xưa ấy
Và ông già muốn hát lên.
Và bằng đôi cánh thiên thần
Niềm hy vọng quay về lại
Và cả một thời trẻ tuổi
Cũng tỏa ánh hào quang.
Điều gì làm ông vui mừng
Điều gì với ông đã xảy?
Đơn giản, ông già nghĩ rằng
Khi làm điều tốt cho ai đấy
Thì niềm vui đến tự nhiên
Biết yêu cái tốt chân thành
Bằng tấm lòng và suy nghĩ!
Mà niềm vui không chỉ một lần
Không một lần cây dừa cạn nở
Bởi thế vầng dương thánh thần
Đôi khi vẫn nhìn xuống hố
Và nơi tăm tối đó
Cỏ hoa vẫn cứ lớn lên.
[1849]

72= Буває, іноді старий

Буває, іноді старий
Не знає сам, чого зрадіє,
Неначе стане молодий,
І заспіває... як уміє.
І стане ясно перед ним
Надія ангелом святим,
І зоря, молодость його,
Витає весело над ним.
Що ж се зробилося з старим,
Чого зрадів оце? Того,
Що, бачите, старий подумав
Добро якесь комусь зробить.
А що ж, як зробить? Добре жить
Тому, чия душа і дума
Добро навчилася любить!
Не раз такому любо стане,
Не раз барвінком зацвіте.
Отак, буває, в темну яму
Святеє сонечко загляне,
І в темній ямі, як на те,
Зелена травка поросте.
[Перша  половина  1849, Косарал]


73=TÔI CHẲNG TIẾC THƯƠNG

Tôi chẳng tiếc thương cho số phận  mình
Dù cho tôi từng quí như vàng bạc
Tôi cũng chẳng thương những tháng ngày xanh
Dù lắm khi buồn đau, khó nhọc
Có điều làm tôi muốn khóc
Khi tôi gặp một chàng trai
Chàng trai cô đơn một mìmh
Như chiếc lá trên cành rớt xuống
Chàng ngồi đó, lưng tựa hàng song chắn
Chiếc áo chàng rách nát, tả tơi
Tôi cứ ngỡ rằng người ấy là tôi
Rằng đấy là tôi thời tuổi trẻ
Tôi hình dung một vực sâu nghiệt ngã
Chàng biết lấy đâu ý chí cho mình
Y chí và tự do thần thánh thiêng liêng.
Như cát bụi đều bay đi cả
Thật uổng phí những tháng năm tuổi trẻ
Chẳng nơi đâu nghe thấy một lời mời
Đành lang thang, vất vưởng trên đời
Rồi ra đi cày thuê, cuốc mướn.
Để cho chàng khỏi khóc, thôi sầu thảm
Người ta nghĩ ra một cách thế này
Khi người ta bắt lính cho chàng đi ngay.
[1849]

73= І золотої й дорогої

І золотої й дорогої
Мені, щоб знали ни, ве жаль
Моєї долі молодої:
А іноді така печаль
Оступить душу, аж заплачу.
А ще до того, як побачу
Малого хлопчика в селі.
Мов одірвалось од гіллі,
Одно-однісіньке під тином
Сидить собі в старій ряднині.
Мені здається, що се я,
Що це ж та молодість моя.
Мені здається, що ніколи
Воно не бачитиме волі,
Святої воленьки. Що так
Даремне, марне пролетять
Його найкращії літа,
Що він не знатиме, де дітись
На сім широкім вольнім світі,
І піде в найми, і колись,
Щоб він не плакав, не журивсь,
Щоб він де-небудь прихиливсь,
То оддадуть у москалі.
[Перша половина 1849, Косарал]
  

74=KHI XƯA

Khi xưa bé ta cùng chơi với nhau
Ta yêu nhau khi ta còn thơ bé
Mẹ của ta cứ nhất định một điều
Khi ngắm nhìn hai đứa trẻ:
“Ta sẽ cho chúng lấy nhau”.
Rồi thời gian trôi như nước chảy qua cầu
Ta chia tay như ngày còn thơ bé
Từ đó đến giờ chẳng gặp lại nhau.

Tôi bước ra cuộc đời sóng gió ba đào
Phiêu bạt khắp mọi nẻo
Trở về nhà khi tóc đã trắng phau.
Làng tôi ngày xưa màu sáng
Thế mà giờ tôi ngỡ rằng
Làng của tôi màu tối, lặng câm
Như tôi đây, tự mình, màu xám.
Tôi cứ ngỡ rằng
Trong làng không có gì thay đổi
Sau bao nhiêu tháng năm
Tất cả vẫn như ngày ấy
Vẫn cánh đồng, vẫn rặng cây dương
Trước mặt tôi con suối và cây liễu

Cúi mình trên mặt nước
Như người mang gánh nặng, nhọc nhằn thay
Đây cái hồ, đập nước, chiếc cối xay
Sau cánh rừng cánh quạt đang lúc lắc
Cây sồi xanh giống như người Cô-dắc
Từ trong rừng đang bước dạo chơi
Và những chiếc lá màu đen của sồi
Rắc đầy lên ngôi vườn rộng
Nơi mà ông bà tổ tiên trong im lặng
Nằm ngủ yên trong bóng, tựa thiên đàng
Những cây thập ác cúi mình, đã bị bỏ quên
Những lời trên đó bị nước mưa rửa sạch
Mà chẳng cần mưa, chẳng cần lời trên thập ác
Sao Thổ Tinh cũng sẽ xoá sạch trơn...
Thôi thì để cho mẹ cha yên nghỉ  với Thánh thần!
“Thế còn Oksana?” - hướng về người anh tôi hỏi
“Oksana nào? - có phải cô bé con chơi với chú ngày nào
Cô bé tóc xoăn mà chú đã quên lâu
Mà tại sao, chú buồn điều gì vậy?”
“Không, em không buồn về chuyện ấy

Mà chuyện là Oksana cũng đi về chốn xa xôi
Với những người lính rồi biến mất tăm hơi
Nàng trở về nhà một năm sau đó
Nhưng không một mình mà trên tay đứa bé
Nàng trở về trong đêm tối không trăng sao
Nàng ngồi xuống bên bờ rào
Rồi kêu như chim tu hú
Tiếng đáp lại cũng nghe rất rõ
Nàng tháo bím tóc ra.
Sau đó rồi nàng lại đi xa
Nàng đi về đâu không ai biết được
Nàng hoá điên rồi lang thang, phiêu bạt…
Thế mà cô gái ngày xưa
Đẹp như hoa! Nhưng hạnh phúc trời không cho...”
Mà có thể, trời cho nhưng ai đấy
Đã lấy cắp mất của nàng đi vậy
Và người ta đã lừa dối cả ông trời.
[1849]

74= Ми вкупочці колись росли

Ми вкупочці колись росли,
Маленькими собі любились,
А матері на нас дивились
Та говорили, що колись
Одружимо їх. Не вгадали.
Старі зарані повмирали,
А ми малими розійшлись
Та вже й не сходились ніколи.

Мене по волі і неволі
На старість ледве і додому.
Веселеє колись село
Чомусь тепер мені, старому,
Здавалось темним і німим,
Таким, як я тепер, старим.
І бачиться, в селі убогім
(Мені так бачиться) нічого
Не виросло і не згнило,
Таке собі, як і було.
І яр, і поле, і тополі,
І над криницею верба,
Нагнулася, як та журба

Далеко в самотній неволі.
Ставок, гребелька, і вітряк
З-за гаю крилами махає.
І дуб зелений, мов козак
Із гаю вийшов та й гуляє
Попід горою; по горі
Садочок темний, а в садочку
Лежать собі у холодочку,
Мов у раю, мої старі.
Хрести дубові посхилялись,
Носило всюди. Принесло
Слова дощем позамивались...
І не дощем, і не слова
Гладесенько Сатурн стирає...
Нехай з святими спочивають
Мої старі... «Чи жива
Ота Оксаночка?» — питаю
У брата тихо я. «Яка?»
«Ота маленька, кучерява,
Що з нами гралася колись.
Чого ж ти, брате, зажуривсь?»

«Я не журюсь. Помандрувала
Ота Оксаночка в поход
За москалями та й пропала.
Вернулась, правда, через год,
Та що з того. З байстрям вернулась.
Острижена. Було, вночі
Сидить під тином, мов зозуля,
Та кукає; або кричить,
Або тихесенько співає
Та ніби коси розплітає.
А потім знов кудись пішла,
Ніхто не знає, де поділась,
Занапастилась, одуріла.
А Так так що краля! і не вбога,
Та талану господь не дав...»
А може, й дав, та хтось украв,
І одурив святого бога.
[Перша половина 1849, Косарал]