Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Thơ Shevchenko - Người hát rong


4=CÂY DƯƠNG

Tiếng gió hú trong rừng
Gió đi dạo trên đồng
Gió làm cho cúi xuống
Sát đất một cây dương.
Thân cao và lá rộng
Màu xanh đến lạ lùng
Đồng ruộng, như đại dương
Bao la và xanh thắm.
Người buôn nhìn cây dương
Thấy lòng mình trĩu nặng
Người chăn cừu buổi sáng
Ngồi trên nấm mồ con
Thấy tê tái cõi lòng
Nhưng không còn gì hết
Cây dương đang dần chết
Nơi xứ lạ, cô đơn!

Chuyện vì đâu, do ai
Mà nên nông nỗi vậy?
Kể cho các cô gái
Xin hãy lắng nghe này.
Một cô gái mắt đen
Yêu một chàng Cô-dắc
Chàng cũng yêu thương nàng
Rồi ra đi và chết
Giá như mà biết trước
Thì đã chẳng yêu đương
Giá biết chàng sẽ chết
Thì đã không buông chàng.
Giá như mà biết được
Thì không đợi đến đêm
Đã không đi lấy nước
Để gặp gỡ với chàng
Giá như mà biết được!...

Bởi vì không biết được
Điều phía trước đang chờ
Bởi thế mà số kiếp
Đừng căn vặn làm chi
Nhưng con tim biết được
Yêu ai. Cứ yêu đi
Một khi còn chưa về
Nằm ngủ yên dưới đất.
Bởi vì đôi mắt đẹp
Đâu có được lâu dài
Bởi vì trên gương mặt
Màu thắm đỏ chóng phai
Chỉ được đến nửa ngày
Lông mày đen phai nhạt
Em hãy yêu, hãy yêu
Như con tim vẫn biết.

Sơn ca cất tiếng hót
Trên cành cây kim ngân
Người Cô-dắc khẽ hát
Trong thung lũng một mình
Cô gái từ nhà tranh
Ra với người gặp gỡ
Người Cô-dắc hỏi nhỏ:
“Mẹ có đánh em không?”
Họ bên nhau, rất gần
Chim sơn ca vẫn hát
Gặp gỡ rồi ly biệt
Con tim đập rộn ràng…
Không ai nhìn thấy họ
Không có ai hỏi cả:
“Em ở đâu, với ai?”
Chỉ mình nàng biết thôi.
Đã yêu và dan díu
Con tim đã tái tê
Tim cảm nhận điều chi
Không biết cách bày tỏ
Chưa nói – còn lại đó
Vẫn ngày đêm thỏ thẻ
Bồ câu chẳng có đôi
Không ai nghe thấy cả…

Sơn ca không hát nữa
Bên hồ nước, trong rừng
Cô gái giờ không còn
Hát bên cây liễu nhỏ.
Đừng hát – cô đơn ạ
Cả thế giới hoang tàn
Không có chàng – người thân
Cũng là người xa lạ.
Thiếu chàng, vầng dương nhỏ
Như kẻ thù đang cười
Những nấm mồ khắp nơi…
Mà con tim rộn rã.

Một năm, hai năm qua
Người thương chẳng trở về
Nàng như hoa khô héo
Lặng lẽ như nấm mồ.
Mẹ không hỏi: “Điều gì
Mà nên nông nỗi vậy?”
Mẹ tìm cho con gái
Người giàu có nhưng già.
“Con về với người ta
Hãy nghe theo lời mẹ
Người cô đơn, giàu có
Con là một quí bà!”

“Con không làm quí bà
Con không đi đâu cả
Thà mẹ đem con mẹ
Chôn vùi xuống nấm mồ.
Thà rằng con nằm nghe
Lời nguyện cầu, than khóc
Thà rằng con sẽ chết
Hơn làm vợ ông già”.

Bà mẹ không đầu hàng
Mẹ làm, như mẹ muốn
Cô gái đôi mắt đen
Héo hon và im lặng.
Rồi sau nàng quyết định
Tìm thầy bói trong đêm
Xem bao ngày được sống
Có còn gặp người thương?
“Bà yêu dấu của con
Tấm lòng con chân thành
Cho con biết sự thật
Những điều con ước mong.
Người yêu dấu của con
Còn sống, còn khỏe mạnh?
Và có còn yêu mến
Hay đã bỏ rơi con?
Bà yêu dấu của con
Như bà cũng đã biết
Mẹ già con bắt ép
Con phải đi lấy chồng
Nhưng người đó con không
Một chút nào yêu hết
Con đã muốn trầm mình
Chỉ lòng còn thương tiếc.
Nếu người yêu con chết
Xin bà hãy làm cho
Để con không quay về
Không quay về nhà nữa
Ở nhà người ta đã
Chuẩn bị để cưới con”.
“Được thôi, nhưng mà con
Nghe lời ta khuyên nhủ
Đau khổ ta cũng từng
Nên giờ ta hiểu rõ
Dù đã qua tất cả
Ta học được bao điều
Chuyện của con gái yêu
Ta từ lâu biết rõ
Ta từ lâu chuẩn bị
Một liều thuốc cho con.”

Nói xong bà liền mang
Thứ thuốc đen như mực
“Con hãy lấy thuốc này
Rồi đứng kề bên giếng
Khi gà chưa gáy sáng
Hãy rửa mặt rửa mày
Sau đó con hãy uống
Và đừng sợ gì nghe!
Con cũng đừng nhìn xa
Dù tiếng kêu ở đó
Chạy đến nơi con đã
Chia tay với người ta.
Lúc đó giữa trời xa
Một vầng trăng sáng tỏ
Con uống thêm lần nữa
Chưa thấy – tiếp lần ba.
Sau lần một quay về
Với ngày xưa thiếu nữ
Sau lần hai – từ xa
Dồn dập bàn chân ngựa
Nếu người yêu còn đó
Sẽ lập tức quay về
Còn sau lần thứ ba…
Tốt nhất đừng hỏi nữa.
Đừng hỏi nữa, bởi vì
Tất cả vào trong nước
Bây giờ con hãy đi
Nhìn vẻ xưa nét đẹp”.

Thế là nàng lấy thuốc
“Con xin cám ơn bà”
Nàng lặng lẽ bước ra
Nghĩ: “Chắc không về được!”
Nàng rửa mặt, uống thuốc
Và không chỉ một lần
Mà ba lần liên tục
Rồi khóc và hát lên:

“Thiên nga của ta ơi
Hãy bơi đi trên biển
Cây dương của ta ơi
Hãy cao lên, hãy lớn
Hãy cao và thanh mảnh
Chạm tới đám mây kia
Hỏi trời: người ta yêu
Có còn yêu ta nữa?
Và cây dương hãy nhìn
Về bên kia biển cả
Vì bên kia – vui mừng
Còn bên này – đau khổ
Người yêu ta đâu đó
Đang rảo bước trên đồng
Mặc ta khóc, tháng năm
Phí hoài vì người đó.
Hãy nói rằng: thiên hạ
Đang chế giễu, đang cười
Ta sẽ chết, nếu người
Không còn quay về nữa!
Cả mẹ ta cũng thế
Mẹ muốn đem chôn vùi
Nhưng rồi ai sau này
Sẽ chăm lo cho mẹ
Biết lấy ai giúp đỡ
Ai an ủi mẹ già?
Ôi mẹ, mẹ của ta!
Ôi người yêu, lạy Chúa!
Nếu người ta yêu thương
Không còn bên kia biển
Ngươi hãy khóc về đêm
Thâu đêm và suốt sáng
Cây dương ơi hãy lớn
Và cao hướng bầu trời
Còn thiên nga hãy bơi
Về phía bên kia biển!”

Nàng đã khóc và hát
Những câu hát đau buồn
Mặc cho người kinh ngạc
Nàng biến thành cây dương.
Không trở về nhà mình
Hạnh phúc chưa được hưởng
Cây dương cao, thanh mảnh
Vươn tới tận mây xanh.
Tiếng gió hú trong rừng
Gió đi dạo trên đồng
Gió làm cho cúi xuống
Sát đất một cây dương.
[1839]


 4=Тополя

По діброві вітер виє, 

Гуляє по полю, 
Край дороги гне тополю 
До самого долу. 
Стан високий, лист широкий — 
Нащо зеленіє? 
Кругом поле, як те море 
Широке, синіє. 
Чумак іде, подивиться 
Та й голову схилить; 
Чабан вранці з сопілкою 
Сяде на могилі, 
Подивиться — серце ниє: 
Кругом ні билини! 
Одна, одна, як сирота 
На чужині, гине! 

Хто ж викохав тонку, гнучку 
В степу погибати? 
Постривайте, все розкажу, 
Слухайте ж, дівчата. 
Полюбила чорнобрива 
Козака дівчина. 
Полюбила — не спинила, 
Пішов та й загинув... 
Якби знала, що покине,— 
Була б не любила; 
Якби знала, що загине,— 
Була б не пустила; 
Якби знала, не ходила б 
Пізно за водою, 
Не стояла б до півночі 
З милим під вербою; 
Якби знала!.. 

І то лихо — 
Попереду знати, 
Що нам в світі зустрінеться. 
Не знайте, дівчата! 
Не питайте свою долю... 
Само серце знає, 
Кого любить... Нехай в'яне, 
Поки закопають! 
Бо не довго, чорнобриві, 
Карі оченята; 
Біле личко червоніє 
Не довго, дівчата! 
До полудня, та й зав'яне, 
Брови полиняють... 
Кохайтеся ж, любітеся, 

Як серденько знає. 
Защебече соловейко 
В лузі на калині, — 
Заспіває козаченько, 
Ходя по долині. 
Виспівує, поки вийде 
Чорнобрива з хати; 
А він її запитає: 
«Чи не била мати?» 
Стануть собі, обіймуться, — 
Співа соловейко; 
Послухають, розійдуться,— 
Обоє раденькі. 
Ніхто того не побачить, 
Ніхто не спитає: 
«Де ти була, що робила?» 
Сама собі знає. 
Любилася, кохалася, 
А серденько мліло: 
Воно чуло недоленьку, 
А сказать не вміло. 
Не сказало — осталася, 
День і ніч воркує, 
Як голубка без голуба, 
А ніхто не чує.


Не щебече соловейко 
В лузі над водою, 
Не співає чорнобрива, 
Стоя під вербою; 
Не співає,— як сирота, 
Білим світом нудить. 
Без милого батько, мати — 
Як чужії люде. 
Без милого сонце світить — 
Як ворог сміється; 
Без милого скрізь могила... 
А серденько б'ється! 

Минув і рік, минув другий 
Козака немає; 
Сохне вона, як квіточка, — 
Ніхто не питає. 
«Чого в'янеш, моя доню?» — 
Мати не спитала, 
За старого, багатого 
Нищечком єднала. 
«Іди, доню,— каже мати,— 
Не вік дівовати. 
Він багатий, одинокий — 
Будеш пановати». 

«Не хочу я пановати, 
Не піду я, мамо! 
Рушниками, що придбала, 
Спусти мене в яму. 
Нехай попи заспівають, 
А дружки поплачуть: 
Легше мені в труні лежать, 
Ніж його побачить». 

Не слухала стара мати, 
Робила, що знала; 
Все бачила чорнобрива, 
Сохла і мовчала. 
Пішла вночі до ворожки, 
Щоб поворожити: 
Чи довго їй на сім світі 
Без милого жити? 
«Бабусенько, голубонько, 
Серце моє, ненько! 
Скажи мені щиру правду, 
Де милий-серденько? 
Чи жив, здоров, чи він любить, 
Чи забув-покинув? 
Скажи ж мені, де мій милий? 
Край світа полину! 
Бабусенько, голубонько, 
Скажи, коли знаєш! 
Бо видає мене мати 
За старого заміж. 
Любить його, моя сиза, 
Серце не навчити. 
Пішла б же я утопилась — 
Жаль душу згубити. 
Коли нежив чорнобривий, 
Зроби, моя пташко, 
Щоб додому не вернулась... 
Тяжко мені, тяжко! 
Там старий жде з старостами... 
Скажи ж мою долю». 
«Добре, доню; спочинь трошки.. 
Чини ж мою волю. 
Сама колись дівовала, 
Теє лихо знаю; 
Минулося — навчилася, 
Людям помагаю. 
Твою долю, моя доню, 
Позаторік знала, 
Позаторік і зіллячка 
Для того придбала».


Пішла стара, мов каламар 
Достала з полиці. 
«Ось на тобі сего дива! 
Піди до криниці; 
Поки півні не співали, 
Умийся водою, 
Випий трошки сего зілля — 
Все лихо загоїть. 
Вип'єш — біжи якомога; 
Що б там ні кричало, 
Не оглянься, поки станеш 
Аж там, де прощалась. 
Одпочинеш; а як стане 
Місяць серед неба, 
Випий ще раз; не приїде — 
Втретє випить треба. 
За перший раз, як за той рік, 
Будеш ти такою; 
А за другий — серед степу 
Тупне кінь ногою. 
Коли живий козаченько, 
То зараз прибуде. 
А за третій... моя доню, 
Не питай, що буде. 
Та ще, чуєш, не хрестися, 
Бо все піде в воду. 
Тепер же йди, подивися 
На торішню вроду». 

Взяла зілля, поклонилась: 
«Спасибі, бабусю!» 
Вийшла з хати: «Чи йти, чи ні? 
Ні, вже не вернуся!» 
Пішла, вмилась, напилася, 
Мов не своя стала, 
Вдруге, втретє, та, мов сонна, 
В степу заспівала:
«Плавай, плавай, лебедонько, 
По синьому морю, 
Рости, рости, тополенько, 
Все вгору та вгору! 
Рости тонка та висока 
До самої хмари, 
Спитай бога, чи діжду я, 
Чи не діжду пари? 
Рости, рости, подивися 
За синєє море: 
По тім боці — моя доля, 
По сім боці — горе. 
Там десь милий чорнобривий 
По полю гуляє, 
А я плачу, літа трачу, 
Його виглядаю. 
Скажи йому, моє серце, 
Що сміються люде; 
Скажи йому, що загину, 
Коли не прибуде. 
Сама хоче мене мати 
В землю заховати... 
А хто ж її головоньку 
Буде доглядати? 
Хто догляне, розпитає, 
На старість поможе? 
Мамо моя, доле моя! 
Боже милий, боже! 
Подивися, тополенько, 
Як нема — заплачеш 
До схід сонця ранісінько, 
Щоб ніхто не бачив. 
Рости ж, серце-тополенько, 
Все вгору та вгору; 
Плавай, плавай, лебедонько, 
По синьому морю!» 

Таку пісню чорнобрива 
В степу заспівала. 
Зілля дива наробило — 
Тополею стала. 
Не вернулася додому, 
Не діждала пари; 
Тонка-тонка та висока — 
До самої хмари. 
По діброві вітер виє, 
Гуляє по полю, 
Край дороги гне тополю 
До самого долу.

[1839  С.-Петербург]


Thơ T. Shevchenko - Người hát rong


5=Ý NGHĨ

Cặp lông mày đen mà có ai cần
Và đôi mắt màu cánh gián
Và cả năm tháng tuổi xanh
Những tháng năm vui nhộn?
Những tháng ngày xanh
Trôi đi một cách phí uổng
Cặp lông mày đen dày rậm
Trước gió phai tàn.
Con tim héo hon, mỏi mệt
Như con chim nhốt trong lồng.
Ai cần gì sắc đẹp của em
Đẹp mà không hạnh phúc?
Một mình em đơn độc
Giữa cõi trần gian
Xa lạ những người thân
Không có ai để nói
Không có ai để hỏi
Đôi mắt khóc vì điều gì
Không có ai để kể
Com tim ao ước điều chi
Con tim như bồ câu kia
Suốt ngày đêm thỏ thẻ
Không một ai hỏi cả
Không ai biết, ai nghe
Người xa lạ chẳng hỏi gì
Mà hỏi làm gì cơ chứ?
Mặc cho kẻ cô đơn tuôn dòng lệ
Mặc cho ngày tháng qua mau
Con tim và đôi mắt hãy khóc nào
Một khi còn chưa yên ngủ
Hãy khóc lóc và than thở
Để cho ngọn gió nghe ra
Để gió mang nước mắt của ta
Về bên kia biển cả
Mang cho những kẻ không chung thủy
Đau đớn ê chề!
[1839]

5=Думка ("Нащо мені чорні брови...")

 

Нащо  мені  чорні  брови,  

Нащо  карі  очі,  

Нащо  літа  молодії,  
Веселі  дівочі?  
Літа  мої  молодії  
Марно  пропадають,  
Очі  плачуть,  чорні  брови  
Од  вітру  линяють.  
Серце  в'яне,  нудить  світом,  
Як  пташка  без  волі.  
Нащо  ж  мені  краса  моя,  
Коли  нема  долі?  
Тяжко  мені  сиротою  
На  сім  світі  жити;  
Свої  люде   як  чужії,  
Ні  з  ким  говорити;  
Нема  кому  розпитати,  
Чого  плачуть  очі;  
Нема  кому  розказати,  
Чого  серце  хоче,  
Чого  серце,  як  голубка,  
День  і  ніч  воркує;  
Ніхто  його  не  питає,  
Не  знає,  не  чує.  
Чужі  люди  не  спитають   
Та  й  нащо  питати?  
Нехай  плаче  сиротина,  
Нехай  літа  тратить!  
Плач  же,  серце,  плачте,  очі,  
Поки  не  заснули,  
Голосніше,  жалібніше,  
Щоб  вітри  почули,  
Щоб  понесли  буйнесенькі  
За  синєє  море  
Чорнявому  зрадливому  
На  лютеє  горе!  

[1838,  С.-Петербург]


6=IVAN PODKOVA

I
Từng có một thời ở Ukraina
Gầm vang tiếng súng.
Từng có một thời người Zaporoze
Liên hoan và đánh chén.
Họ đã ăn đã uống
Đã có vinh quang và tự do
Giờ tất cả đã đi qua
Chỉ còn những ngôi mộ cổ.
Những ngôi mộ cổ giữa đồng
Ở nơi đây đã chôn
Những người Cô-dắc
Trắng toát những áo quan.
Những ngôi mộ giờ đen thẫm
Tựa như những ngọn đồi con
Về tự do vẫn đang còn
Nói cùng ngọn gió.
Niềm vinh quang của cha ông
Ngọn gió mang đi khắp đồng…
Cháu con nghe thành bài hát
Và họ hát lên.

Từng có một thời ở Ukraina
Khổ đau đã từng nhảy múa
Trong rượu mật có bao đau khổ
Như biển cả bao la.
Từng có một thời vinh quang
Ở Ukraina như vậy
Để bây giờ mỗi khi nhớ lại
Bỗng thấy nhẹ nhõm trong lòng.

II
Mây đen từ phía Liman
Mặt trời bị che khuất
Và biển kia gào thét
Như con thú tru lên.
Từ cửa sông Đnhép
Tiếng gọi: “Nào anh em
Biển đang gào thét
Chúng ta hãy lên thuyền!”

Những người Cô-dắc tập hợp
Trên cửa sông Liman
Họ cùng nhau hát lên
Sóng biển ngầu sủi bọt
Trên sóng, như trên đồng
Bến bờ đang dần khuát
Một khi con tim thổn thức
Người Cô-dắc cảm thấy nhẹ lòng
Họ chèo thuyền và hát lên
Hải âu dập dờn trên sóng…
Phía trước – người đội trưởng
Người biết rõ con đường.
Người đội trưởng ngồi trên thuyền
Giữ chặt kèn trong miệng
Mắt nhìn quanh bốn hướng
Ở đâu lũ giặc rủa nguyền?
Người đội trưởng vuốt chòm râu đen
Vê làn tóc rối
Và nâng chiếc mũ đội đầu lên:
“Giết hết lũ giặc rủa nguyền
Ta sẽ không dừng ở Sinop
Hỡi những người anh em
Mà ta sẽ đến Tsargrad
Làm khách của bậc đế vương!”
“Đồng ý. Chúng tôi đồng ý”.
Tiếng đáp lại vang rền
“Cám ơn những người anh em!”
Nói xong, người đội mũ
Và đi dọc con thuyền
Mà không ngồi xuống
Người đang nghĩ suy trong im lặng
Khi nhìn mặt nước biển xanh.
[1839]

 6=Іван Підкова


І
Було колись — в Україні
Ревіли гармати;
Було колись — запорожці
Вміли пановати.
Пановали, добували
І славу, і волю;
Минулося — осталися
Могили на полі.
Високії ті могили,
Де лягло спочити
Козацькеє біле тіло,
В китайку повите.
Високії ті могили
Чорніють, як гори,
Та про волю нишком в полі
З вітрами говорять.
Свідок слави дідівщини
З вітром розмовляє,
А внук косу несе в росу,
За ними співає.

Було колись — в Україні
Лихо танцьовало,
Журба в шинку мед-горілку
Поставцем кружала.
Було колись добре жити
На тій Україні...
А згадаймо! Може, серце
Хоч трохи спочине.

II
Чорна хмара з-за Лиману
Небо, сонце криє.
Синє море звірюкою
То стогне, то виє.
Дніпра гирло затопило.
«Ануте, хлоп’ята,
На байдаки! Море грає —
Ходім погуляти!»

Висипали запорожці —
Лиман човни вкрили.
«Грай же, море!» — заспівали,
Запінились хвилі.
Кругом хвилі, як ті гори:
Ні землі, ні неба.
Серце мліє, а козакам
Того тілько й треба.
Пливуть собі та співають;
Рибалка літає...
А попереду отаман
Веде, куди знає.
Похожає вздовж байдака,
Гасне люлька в роті;
Поглядає сюди-туди —
Де-то буть роботі?
Закрутивши чорні уси,
За ухо чуприну,
Підняв шапку — човни стали.
«Нехай ворог гине!
Не в Синопу, отамани,
Панове молодці,
А у Царград, до султана,
Поїдемо в гості!»
«Добре, батьку отамане!» —
Кругом заревіло.
«Спасибі вам!» — Надів шапку.
Знову закипіло
Синє море; вздовж байдака
Знову похожає
Пан отаман та на хвилю
Мовчки поглядає.
[1839  С.-Петербург]


7=ĐÊM TARAS

 Người hát rong ngồi bên đường

Người hát rong chơi đàn

Xung quanhnhững người trẻ

Như cây anh túc đang lên.

Những dây đàn rung rung

Người hát bằng ngôn ngữ

Như ngày xưa lính thú

Với Cô-dắc đấu tranh.

Như người Zaporoze hội tụ

Những khi trời còn sớm sủa

Đ chôn chiến hữu của mình

Trong thung lũng màu xanh

Người hát rong cao giọng hát

Và nỗi đau khổ cười vang…

 

“Đã từng có một thời Hetman

Không còn quay lại nữa

Có một thời làm chủ

Nhưng giờ đã không còn

Chỉ còn lại vinh quang

Vinh quang Cô-dắc còn mãi!

 

Mây đen từ Liman

Mây đen từ cánh đồng

Ukraina đau khổ

Số phận người là thế chăng!

Đau khổ và khóc lên

Như đứa con bé nhỏ

Không còn ai giúp đỡ

Cô-dắc đã không còn

Vinh quang của cha ông

Giờ đây đang dần chết

Những đứa con Cô-dắc

Không làm phép lớn lên

Yêu thương nhau rồi chết

Không có linh mục chôn

Vì tất cả đức tin

Bán cho người Do Thái.

Giống như bầy quạ đen

Người Lendian, Uniates

Và người ta xông tới

Giờ chịu sự trả thù.

Gọi tên Nalyvayko

Kravchina chẳng có

Thủ lĩnh Pavlyuga

Đã chịu bao hành hạ.

Taras Tryasilo đứng lên

Đắng cay trong nước mắt:

“Ukraina tội nghiệp

Đàn áp bởi quân thù

Ukraina, Ukraina!

Ôi đất mẹ thân yêu!

Mà mỗi khi nhớ đến

Con tim lại khóc òa!

Cô-dắc giờ đâu xa

Áo Zupan màu đỏ

Giờ ở đâu phận số

Của những tướng Hetman?

Đã tan thành mây khói

Tất cả đã không còn

Biển, những ngọn đồi con

Và những gò mộ cổ.

Biển rì rào, đồi lặng im

Những nấm mồ buồn bã

Bởi vì lớp cháu con

Bị quân thù thống trị

Đồi hãy ngủ, biển gào lên

Gió hãy thổi trên đồng

Con cháu Cô-dắc hãy khóc

Cho số phận của mình”.

 

Taras Tryasilo đứng lên

Vì đức tin của mình

Như đại bàng cánh xám

Cho lũ giặc biết tên

Taras Tryasilo đứng lên

“Ta không cần chán nản

Mà chúng ta phải đến

Đánh những người Ba Lan!”

Và không chỉ ba ngày ba đêm

Đội quân của Tryasilo xung trận

Từ Liman đến Trubayla

Xác trên đồng chất thành đống

Nhưng chính vào lúc này

Tinh thần Cô-dắc chùng xuống

Còn tướng giặc Konetspolsky

Lại như mở cờ trong bụng

Hắn tập hợp quân lính của mình

Và cho chiêu binh đãi tướng

Lúc này thì Taras Tryasilo cũng

Tập hợp chiến hữu của mình:

“Hỡi những người cùng chí hướng

Những chiến hữu, những đội binh

Xin anh em hãy cho tôi biết

Chúng ta phải làm gì lúc này

Khi mà quân giặc đang uống say

Máu của những người Cô-dắc”.

“Hãy cứ để cho lũ giặc

Say sưa với thắng lợi của mình

Cứ để cho chúng hân hoan

Để cho mặt trời ghé xuống

Và màn đêm sẽ trùn lên

Chúng ta sẽ tìm cách đánh”.

 

Khi mặt trời sau đồi ghé xuống

Và khi những vì sao lấp lánh

Người Cô-dắc như đám mây

Quân giặc bị bao vây

Và khi trăng sáng giữa trời

Bốn phía vang lên tiếng súng

Lũ giặc Ba Lan thức tỉnh

Không biết chạy đi đâu

Lũ giặc Ba Lan thức tỉnh

Còn biết chạy đường nào

Đến khi mặt trời lên cao

Xác giặc chất đầy bốn hướng.

 

Những con rắn đỏ

Mang tin cho dòng sông

Quạ khoang từ những cánh đồng

Kéo về rỉa xác

Quạ kéo về thành đàn

Đậu trên xác giặc

Và những người Cô-dắc

Tập trung cầu Chúa với nhau

Những con quạ khoang kêu

Khi mổ vào từng đôi mắt

Những người Cô-dắc cất tiếng hát

Bài hát về cái đêm

Cái đêm đẫm máu và khủng khiếp

Và đã trở thành vinh quang

Của Taras và những người Cô-dắc

Họ đã đánh tan quân giặc.

 

Giờ trên sông và những cánh đồng

Những nấm mồ như thẫm đen

Nơi máu Cô-dắc đổ xuống

Giờ hoa cỏ lên xanh.

Con quạ khoang đói bụng

Đang kêu trên nấm mồ con…

Người Cô-dắc nhớ tướng quân

Hồi tưởng và nức nở khóc!”

Người hát rong dường như im bặt

Đôi bàn tay ngừng chơi đàn

Những chàng trai cô gái xung quanh

Vội lau dòng nước mắt.

 

Người hát rong tội nghiệp

Trên phố lại chơi đàn

Những bạn trẻ nhảy vòng quanh

Người hát rong cao giọng hát:

“Thật nực cười cho quân giặc

Các con hãy đợi đấy, các con

Còn ta bây giờ sẽ đi tìm

Một quán rượu và tìm cô vợ

Để ta sẽ chúc rượu với nàng

Để cười cho lũ giặc ngoại bang”.

[1838]


7=Тарасова ніч

 На розпутті кобзар сидить 

Та на кобзі грає; 

Кругом хлопці та дівчата — 
Як мак процвітає. 
Грає кобзар, виспівує, 
Вимовля словами, 
Як москалі, орда, ляхи 
Бились з козаками; 
Як збиралась громадонька 
В неділеньку вранці; 
Як ховали козаченька 
В зеленім байраці. 
Грає кобзар, виспівує — 
Аж лихо сміється... 
«Була колись гетьманщина, 
Та вже не вернеться. 
Було колись — панували, 
Та більше не будем! 
Тії слави козацької 
Повік не забудем!


Встає хмара з-за Лиману, 
А другая з поля; 

Зажурилась Україна — 
Така її доля! 
Зажурилась, заплакала, 
Як мала дитина. 
Ніхто її не рятує... 
Козачество гине; 
Гине слава, батьківщина; 
Немає де дітись; 
Виростають нехрещені 
Козацькії діти; 
Кохаються невінчані; 
Без попа ховають; 
Запродана жидам віра, 
В церкву не пускають! 
Як та галич поле крив, 
Ляхи, уніати 
Налітають,— нема кому 
Порадоньки дати. 
Обізвався Наливайко — 
Не стало Кравчини! 
Обізвавсь козак Павлюга 
За нею полинув! 
Обізвавсь Тарас Трясило 
Гіркими сльозами: 
«Бідна моя Україно, 
Стоптана ляхами!» 
Україно, Україно! 
Серце моє, ненько! 
Як згадаю твою долю, 
Заплаче серденько! 
Де поділось козачество, 
Червоні жупани? 
Де поділась доля-воля, 
Бунчуки, гетьмани? 
Де поділися? Згоріло 
А чи затопило 
Синє море твої гори, 
Високі могили? 
Мовчать гори, грає море, 
Могили сумують, 
А над дітьми козацькими 
Поганці панують. 
Грай же, море, мовчіть, гори! 
Гуляй, буйний, полем! 
Плачте, діти козацькії,— 
Така ваша доля! 
Обізвавсь Тарас Трясило 
Віру рятовати, 
Обізвався, орел сизий, 
Та й дав ляхам знати! 
Обізвався пан Трясило: 
«А годі журиться! 
А ходім лиш, пани-брати, 
З поляками биться!»


Вже не три дні, не три ночі 

Б'ється пан Трясило. 

Од Лимана до Трубайла 
Трупом поле крилось. 
Ізнемігся козаченько, 
Тяжко зажурився, 
А поганий Конецпольський 
Дуже звеселився; 
Зібрав шляхту всю докупи 
Та й ну частовати. 
Зібрав Тарас козаченьків — 
Поради прохати: 
«Отамани товариші, 
Брати мої, діти! 
Дайте мені порадоньку, 
Що будем робити? 
Бенкетують вражі ляхи - 
Наше безголов'я». 
«Нехай собі бенкетують, 
Нехай на здоров'я! 
Нехай, кляті, бенкетують, 
Поки сонце зайде, 
А ніч-мати дасть пораду,— 
Козак ляха знайде».


Лягло сонце за горою, 
Зірки засіяли, 

А козаки, як та хмара, 
Ляхів обступали. 
Як став місяць серед неба, 
Ревнула гармата; 
Прокинулись ляшки-панки — 
Нікуди втікати! 
Прокинулись ляшки-панки, 
Та й не повставали: 
Зійшло сонце — ляшки-панки 
Покотом лежали.


Червоною гадюкою 
Несе Альта вісти, 

Щоб летіли крюки з поля 
Ляшків-панків їсти. 
Налетіли чорні крюки 
Вельможних будити; 
Зібралося козачество 
Богу помолитись. 
Закрякали чорні крюки, 
Виймаючи очі; 
Заспівали козаченьки 
Пісню тії ночі,— 
Тії ночі кривавої, 
Що славною стала 
Тарасові, козачеству, 
Ляхів що приспала.


Над річкою, в чистім полі, 
Могила чорніє; 

Де кров текла козацькая, 
Трава зеленіє. 
Сидить ворон на могилі 
Та з голоду кряче... 
Згада козак гетьманщину, 
Згада та й заплаче!» 
Умовк кобзар, сумуючи: 
Щось руки не грають. 
Кругом хлопці та дівчата 
Слізоньки втирають.


Пішов кобзар по улиці — 
З журби як заграє! 

Кругом хлопці навприсядки, 
А він вимовляє: 
«Нехай буде отакечки! 
Сидіть, діти, у запечку, 
А я з журби та до шинку, 
А там найду свою жінку, 
Найду жінку, почастую, 
З вороженьків покепкую».

[6 листопада 1838, С.-Петербург]

  


8=GỬI OSNOVYANENKO

Trăng lên ngoài ghềnh
Như từ thuở hồng hoang
Không còn Sich
Không còn cả tướng quân!
Không còn Sich
Cây bên sông Đnhép hỏi:
Những đứa con của ta đâu vậy
Chúng đang đi dạo ở đâu?”
Trên sông nức nở tiếng hải âu
Như người mẹ ôm thằng con khóc
Ánh mặt trời và cơn gió thét
Gió gào rít trên đồng.
Trên thảo nguyên những nấm mồ con
Lặng im và buồn bã
Và hỏi theo cơn gió:
Tướng quân giờ ở nơi nào?
Họ đang ngự trị ở đâu?
Nơi nào họ đang chờ đợi?
Xin các người hãy quay về lại
Lúa mạch đang cúi rạp trên đồng
Nơi những con ngựa chiến từng ăn
Giờ cỏ hoa đang xào xạc
Nơi máu của quân thù rào rạt
Nhuốm đỏ cả biển xanh kia
Xin tất cả hãy quay về!”
“Không còn quay về nữa! –
Tiếng sóng biển rì rầm
Không còn quay về nữa
Đã yên giấc ngủ ngàn năm”.
Đấy là sự thật, hỡi biển xanh
Đấy là số kiếp.
Không quay về những kẻ ta hằng mong
Không quay về số kiếp
Không còn những người Cô-dắc
Không còn những tướng quân
Và màu đỏ của áo zupan
Ukraina không còn khoác.
Ukraina rách nát, cô đơn
Nức nở trên sông Đnhép
Không ai nhìn thấy nỗi buồn
Không ai nhận ra nước mắt
Chỉ quân thù tàn ác
Nhận ra và chúng đang cười
Tất cả đều tả tơi
Nhưng niềm vinh quang còn đó
Niềm vinh quang sẽ đứng lên và kể
Về những gì đã xảy ra
Đâu là sự thật – đâu gian dối
Và kể về nguồn cội
Ý nghĩ của ta, bài hát của ta
Tất cả hãy còn tươi rói
Niềm vinh quang của chúng ta
Vinh quang Ukraina!
Không trang điểm bằng gian dối
Không trang điểm bởi bạc vàng
Chỉ sự thật và âm vang
Như lời của ơn cứu rỗi
Phải vậy không hở bậc cha anh
Đấy là sự thật phải không?
Mà nếu không như thế
Thì khôn ngoan hơn chẳng có
Vì những người xung quanh
Đều là những người xa lạ.
Anh sẽ nói rằng: “Thôi mặc họ”
Mà có để làm gì
Nhạo cười những bản Thánh ca
Và tuôn dòng nước mắt
Quả thật là khó nhọc
Phải sống với kẻ thù!
Tôi sẽ tranh đấu với người ta
Giá mà tôi đủ sức
Sẽ hát lên khúc hát
Khúc hát bỗng nghẹn lời!
Thật khổ thân tôi
Giữa mùa đông giá rét
Tôi bước đi trên tuyết
“Đừng xào xạc, sồi ơi!”
Tôi hát lên, xin anh hãy đáp lời
Thiên hạ kính trọng anh như thế
Những lời của anh mạnh mẽ
Xin anh hãy hát cùng tôi
Hát về Sich, thảo nguyên xa xôi
Hát về những đồi mộ cổ
Hát về những nơi
Người xưa còn nằm đó
Hát về những gì không còn nữa
Về những tháng ngày qua!
Và hát để cho thế giới
Biết về Ukraina
Rằng đã bay đi xa
Vinh quang Cô-dắc không còn nữa
Con đại bàng xám thân mến ạ
Tôi vẫn ước mơ
Dù một lần được nhìn qua dòng lệ
Quê hương đất mẹ Ukraina
Dù chỉ một lần nữa được nghe
Tiếng rì rào nơi biển cả
Và cô gái bên cây liễu
Hát một khúc dân ca
Hãy để cho tôi được nhớ về
Niềm vui thời tuổi trẻ
Một khi chưa nằm xuống mồ
Trong miền đất đai xứ lạ.
[1839]

8=До Основ'яненка

Б’ють пороги; місяць сходить,
Як і перше сходив...
Нема Січі, пропав і той,
Хто всім верховодив!
Нема Січі; очерети
У Дніпра питають:
«Де-то наші діти ділись,
Де вони гуляють?»
Чайка скиглить літаючи,
Мов за дітьми плаче;
Сонце гріє, вітер віє
На степу козачім.
На тім степу скрізь могили
Стоять та сумують;
Питаються у буйного:
«Де наші панують?
Де панують, бенкетують?
Де ви забарились?
Вернітеся! Дивітеся —
Жита похилились,
Де паслися ваші коні,
Де тирса шуміла,
Де кров ляха, татарина
Морем червоніла...
Вернітеся!» — «Не вернуться! —
Заграло, сказало
Синє море. — Не вернуться,
Навіки пропали!»
Правда, море, правда, синє!
Такая їх доля:
Не вернуться сподівані,
Не вернеться воля.
Не вернуться запорожці,
Не встануть гетьмани,
Не покриють Україну
Червоні жупани!
Обідрана, сиротою
Понад Дніпром плаче;
Тяжко-важко сиротині,
А ніхто не бачить...
Тілько ворог, що сміється...
Смійся, лютий враже!
Та не дуже, бо все гине —
Слава не поляже;
Не поляже, а розкаже,
Що діялось в світі,
Чия правда, чия кривда
І чиї ми діти.
Наша дума, наша пісня
Не вмре, не загине...
От де, люде, наша слава,
Слава України!
Без золота, без каменю,
Без хитрої мови,
А голосна та правдива,
Як Господа слово.
Чи так, батьку отамане?
Чи правду співаю?
Ех, якби-то!.. Та що й казать?
Кебети не маю.
А до того — Московщина,
Кругом чужі люде...
«Не потурай», — може, скажеш,
Та що з того буде?
Насміються на псалом той,
Що виллю сльозами;
Насміються... Тяжко, батьку,
Жити з ворогами!
Поборовся б і я, може,
Якби малось сили;
Заспівав би — був голосок,
Та позички з’їли.
Отаке-то лихо тяжке,
Батьку ти мій, друже!
Блужу в снігах та сам собі:
«Ой не шуми, луже!»
Не втну більше. А ти, батьку,
Як сам здоров знаєш,
Тебе люде поважають,
Добрий голос маєш;
Співай же їм, мій голубе,
Про Січ, про могили,
Коли яку насипали,
Кого положили.
Про старину, про те диво,
Що було, минуло...
Утни, батьку, щоб нехотя
На весь світ почули,
Що діялось в Україні,
За що погибала,
За що слава козацькая
На всім світі стала!
Утни, батьку, орле сизий!
Нехай я заплачу,
Нехай свою Україну
Я ще раз побачу,
Нехай ще раз послухаю,
Як те море грає,
Як дівчина під вербою
Гриця заспіває.
Нехай ще раз усміхнеться
Серце на чужині,
Поки ляже в чужу землю
В чужій домовині.

[1839, С.-Петербург]